Lào Cai: Bảo vệ, phát triển rừng gắn với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Tuy nhiên, đến hết năm 2015, diện tích rừng tự nhiên tăng về số lượng nhưng chất lượng rừng bị suy giảm (giảm về tổ thành loại, giảm về tính đa dạng sinh học,…) nguyên nhân là do khai thác quá mức các loài có giá trị sinh học và giá trị kinh tế cao, các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị vượt quá khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. Bên cạnh đó, việc phát triển lớn diện tích cây thảo quả dưới tán lá rừng tự nhiên (16.154,68 ha) đã làm thay đổi cấu trúc tầng thứ, tổ thành, làm biến đổi quá trình diễn biến tự nhiên của rừng, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học của các rừng tự nhiên.
Để quản lý tốt diện tích trồng thảo quả, bảo vệ rừng tự nhiên, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Xây dựng đề án bố trí, sắp xếp dân cư, đưa dân cư ra khỏi vùng lõi các khu rừng đặc dụng; giảm diện tích trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên, thực hiện trồng thảo quả dưới tán rừng trồng tại những nơi có điều kiện phù hợp. Nghiên cứu đưa vào trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ khác, giá trị kinh tế cao để thay thế cây thảo quả; xây dựng các mô hình sinh kế thay thế cho các hộ trồng thảo quả.
Toàn tỉnh đã bảo vệ tốt 356.581 ha diện tích rừng hiện có |
Lào Cai được đánh giá là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, có 2.399 loài thực vật thuộc 1.020 chi, 256 họ với 205 loài quý hiếm và đặc hữu (chiếm 25% các loài đặc hữu tại Việt Nam); 80 loài động vật quý hiếm, ghi trong sách đỏ Việt Nam. Để bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu, các nguồn gen quý hiếm, ngoài Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn, tỉnh đã triển khai dự án lập quy hoạch, xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát với diện tích 18.637 ha và tiến tới thành lập Khu dự trữ sinh quyền Thế giới Hoàng Liên Sơn với tổng diện tích 542.146 ha (hiện đang xin ý kiến Ủy ban Quốc gia UNESSCO Việt Nam, Ủy ban Chương trình con người và sinh quyền Việt Nam). Việc thành lập Khu dự trữ sinh quyền Thế giới Hoàng Liên Sơn là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng gắn với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Các chương trình, đề án về bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm triển khai thực hiện như Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; dự án quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học, nhằm phát thải CO2; dự án nông nghiệp các bon thấp,… Hiện tỉnh đang xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, huyện, thành phố chung tay hành động trong việc thực hiện bảo vệ rừng, gắn với tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn./.