Triển khai Năm Du lịch quốc gia 2017 tại khu vực Tây Bắc

Vừa qua, Nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (TBMR) đã ban hành Kế hoạch hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2016, hướng tới Năm du lịch quốc gia 2017 – Tây Bắc – Lào Cai. Kế hoạch là chuỗi các sự kiện du lịch tiêu biểu nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm đến, góp phần thu hút khách du lịch đến Lào Cai và khu vực Tây Bắc.
Năm Du lịch quốc gia 2017 - Tây Bắc - Lào Cai là sự kiện có quy mô cấp quốc gia, phạm vi tổ chức tại Lào Cai và các tỉnh khu vực Tây Bắc mở rộng gồm: Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về sự phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tiêu biểu của khu vực. Đồng thời, là cơ hội để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Lào Cai, tạo ra sự phát triển đột phá của du lịch.
 
 
 


Hội thảo triển khai Năm Du lịch quốc gia 2017 tại Lào Cai
 
Dù một năm nữa mới chính thức khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2017 - Tây Bắc - Lào Cai, nhưng ngay trong những tháng đầu năm 2016, các tỉnh khu vực Tây Bắc đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá đặc sắc, nhằm tăng thêm sức hút cho du lịch: Lễ hội Hoa ban năm 2016 tại Điện Biên; Lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ; Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM tại Hà Nội; Họp báo giới thiệu các sự kiện và sản phẩm du lịch chính của 8 tỉnh TBMR trong Năm du lịch quốc gia 2017; Tuần Du lịch văn hóa Lai Châu; Hội chợ Du lịch Tây Bắc và Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc tại Lào Cai; tổ chức đón các đoàn FAMTRIP và MEDIATRIP đến xúc tiến điểm đến và quảng bá cho Năm Du lịch 2017,… Trọng điểm các hoạt động là Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2016 tại Hà Nội và tổ chức Họp báo trong khuôn khổ Hội chợ để công bố các hoạt động trong năm 2016 cũng như các sự kiện trong Năm Du lịch Quốc gia 2017 của 8 tỉnh.

Dưới sự bảo trợ của Ban Chỉ đạo Tây Bắc; sự tài trợ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, gian trưng bày “Du lịch Tây Bắc” trong Hội chợ VITM 2016 có diện tích gần 500m2, giúp quảng bá thương hiệu du lịch Tây Bắc và giới thiệu du lịch có trách nhiệm tới các khách du lịch nội địa tiềm năng. Gian trưng bày được thiết kế mang đặc trưng của khu vực Tây Bắc; du khách đến thăm quan sẽ được tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại khu vực, mua sắm các sản phẩm thủ công và đặc sản địa phương, đồng thời được thưởng thức các màn trình diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Tây Bắc.

Để Năm Du lịch quốc gia 2017 tổ chức thành công cần ưu tiên hàng đầu cho các sự kiện trong năm gắn kết với các chủ đề nhánh và tổ chức các sự kiện để ghi dấu ấn. Bên cạnh đó, cần kết nối các sự kiện trọng tâm theo dòng sản phẩm, đưa các sự kiện vào chương trình có tầm quy mô quốc tế. Ngoài ra, để nâng cao sức ảnh hưởng của năm Du lịch quốc gia các tỉnh khu vực Tây Bắc cần tăng cường sự tham gia của khối doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động với việc làm tốt công tác marketting điểm đến, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu lôi cuốn và hấp dẫn…Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm du lịch điểm tới các địa phương vào các thời điểm diễn ra sự kiện. Thúc đẩy triển khai đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch quan trọng; cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ du lịch; xây dựng, tu bổ các công trình văn hóa, di tích, vui chơi, giải trí; chỉnh trang đô thị;… của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc.


Một số sản phẩm du lịch tiêu biểu khu vực Tây Bắc được trưng bày tại Nhà du lịch Sa Pa

Đặc biệt, tại các trọng điểm du lịch cần triển khai các hoạt động gắn kết: Sơn La gắn với khu du lịch quốc gia Mộc Châu, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La; Phú Thọ gắn với Lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương; Yên Bái gắn với du lịch hồ Thác Bà; Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng; Lai Châu gắn với những nét văn hóa nguyên bản của dân tộc Thái; Điện Biên gắn với di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Mường Phăng và cửa khẩu quốc tế Tây Trang; Hòa Bình gắn với nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường.

Tại Lào Cai, nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho việc đăng cai thành công Năm Du lịch quốc gia 2017, tỉnh đã có 15 dự án đầu tư với tổng giá trị ước tính hơn 20.000 tỷ đồng. Hoàn thành việc xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030, trong đó Sa Pa sẽ là điểm nhấn các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2017.

Hi vọng, với sự phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và sự đồng tâm nhất trí của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, Năm du lịch quốc gia 2017 sẽ được chuẩn bị tốt các điều kiện và diễn ra thành công, để lại dấu ấn đậm nét đối với du khách trong nước và quốc tế./.

                                                                                                                                           Hà Văn Thắng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin Liên Quan

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.