Ba “mũi tên” chính sách của Thủ tướng Nhật Bản

Tình hình tại Nhật Bản dường như tốt lên kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với chương trình cải cách kinh tế khá giống những chính sách đã giúp Nhật Bản thoát khỏi Đại suy thoái hồi những năm 1930.
 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Hiện Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đang “giương 3 mũi tên cùng lúc” với gói kích thích tiền tệ, tài chính và cơ cấu lại nền kinh tế.

Với việc bổ nhiệm Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda, người rất giàu kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Bộ Tài chính và sau đó là Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ của Thủ tướng Abe đã thực hiện các gói kích thích tiền tệ nhằm làm suy yếu tỷ giá đồng Yên, đảo ngược sự giảm phát kinh niên của Nhật Bản và ấn định chỉ tiêu lạm phát 2%, từ đó giúp hàng hóa Nhật Bản có sức cạnh tranh hơn.

Xét tới mức độ sụt giảm tín dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990, việc chi tiêu của các Chính phủ sẽ không thể phục hồi tăng trưởng nhưng tình hình sẽ xấu hơn nếu không có các khoản chi tiêu. Ở Nhật Bản, nhờ kích thích tài chính nên tỷ lệ thất nghiệp tại nước này chưa bao giờ vượt quá 5,8%.

Thách thức thực sự đối với ông Abe là việc thiết kế mũi tên thứ ba, bao gồm những chính sách nhằm tái cấu trúc lại nền kinh tế, nâng cao năng suất và tăng sự tham gia thị trường lao động, nhất là phụ nữ.

Có nhiều lý do để tin rằng chiến lược phục hồi kinh tế của Nhật Bản sẽ thành công khi nước này đang được lợi từ các thể chế mạnh, lực lượng lao động được giáo dục tốt với các kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời, sự nhạy bén thiết kế và nằm trong khu vực năng động nhất thế giới.
 
Nếu chương trình toàn diện mà ông Abe vạch ra được thực hiện tốt, triển vọng kinh tế của Nhật Bản sẽ sáng sủa hơn nhiều quốc gia phát triển khác./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...