Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam – Pháp lần thứ nhất

Ngày 9/4, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc đối thoại cấp cao giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh với Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq.
 

Phát biểu tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp vẫn có những phát triển vượt Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp liên tục tăng mạnh ở mức trên 30%/năm trong các năm 2010-2012, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp cũng có những mức tăng trưởng mới.
 
Về phương diện đầu tư, Pháp là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, đến quý I/2013, Pháp đứng vị trí thứ 16 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 383 dự án, tổng vốn đăng kí đầu tư là 3,1 tỷ USD.
 
Các lĩnh vực Pháp quan tâm và đầu tư tại Việt Nam gồm: thông tin và truyền thông (22%); sản xuất và phân phối điện, gas và nước (17%); công nghiệp chế biến (13%); nông nghiệp (6%); khách sạn và nhà hàng (6%); xây dựng (5%), các dịch vụ khác(19%).
 
Tại phiên đối thoại, hai Bộ trưởng đánh giá cao việc hình thành cơ chế đối thoại bao gồm: phiên đối thoại thể chế cấp cao, thảo luận giữa các cơ quan và chuyên gia hai nước về các chủ đề cấu trúc của quan hệ kinh tế, những cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp nhằm thắt chặt mối quan hệ hướng tới đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp. Đồng thời thống nhất phối hợp hành động nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Pháp.

Cũng tại buổi đối thoại, hai Bộ trưởng đã cùng nhìn nhận quan hệ kinh tế và thương mại hai nước hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, cần được nâng cao hơn nữa trong sự gần gũi về lịch sử và văn hóa giữa hai nước, với các nỗ lực quan trọng mà nước Pháp dành cho Việt Nam trong viện trợ phát triển.
 
Hai Bộ trưởng cũng cam kết sẽ theo dõi sát sao, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp hai nước với những hành động cụ thể, loại bỏ các rào cản về tiếp cận thị trường có ảnh hưởng bất lợi đến trao đổi thương mại.
 
Về dự án hỗ trợ phát triển, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp, bà Nicole Bricq khẳng định với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đồng ý về nguyên tắc, bổ sung thêm vốn tài trợ của cơ quan phát triển Pháp và tổng vụ kho bạc Pháp cho dự án tuyến đường sắt đô thị 3 tại Hà Nội - Dự án tiêu biểu nhất cho quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bộ trưởng Thương mại Pháp cũng cho biết, hoàn toàn ủng hộ việc Pháp viện trợ lại cho lĩnh vực y tế của Việt Nam, mà dự án đầu tiên là dự án hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.
 
Trước đó, tại phiên họp toàn thể, hai Bộ trưởng đã khởi động các cuộc thảo luận và lắng nghe các chuyên gia về ba chủ đề có khả năng mở ra cơ hội hợp tác chuyên sâu nhằm tăng cường quan hệ kinh tế hai nước như: Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chỉ dẫn địa lý; lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho dự án quy mô lớn; các giải pháp sáng tạo trong công tác quản lý tài chính đối với các dự án hạ tầng, trong đó có mô hình hợp tác công tư PPP.
 
Kết thúc phiên họp toàn thể, đã diễn ra lễ ký kết Tuyên bố chung và các Thỏa ước tài trợ bổ sung vốn Quỹ Tăng cường năng lực thương mại, thỏa ước tài trợ dự án “Hỗ trợ đối tác công - tư”, thỏa ước “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể kiểm soát ngập lũ lưu vực sông Đồng Nai”.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...