Những cột mốc chính trong quan hệ Cuba-Mỹ
Ngày 17/12/2014 trở thành dấu mốc lịch sử trong quan hệ hơn nửa thế kỷ đầy sóng gió giữa Cuba và Mỹ, khi Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng công bố quyết định khôi phục đầy đủ quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Cộng đồng quốc tế – từ châu Á, Mỹ Latinh và châu Âu – đều xem đây là một “quyết định lịch sử”, một “hành động dũng cảm”, hay sự mở đầu cho “kết thúc Chiến tranh Lạnh”.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, ngày 17/12, đã hoan nghênh quyết định lịch sử của Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ, đồng thời khẳng định: Liên hợp quốc sẵn sàng giúp hai nước phát triển mối quan hệ mới này. Tuyên bố của Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu rõ: "Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã đạt đến bước quan trọng này nhằm hướng tới việc bình thường hóa quan hệ". Nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc cũng bày tỏ hy vọng rằng, thông báo vừa được đưa ra có thể góp phần làm tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước.
Các mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã bện vào nhau trong nhiều năm. Kể từ năm 1960, Mỹ đã duy trì một lệnh trừng phạt kinh tế đối với Cuba. Dưới đây là dấu mốc chính trong quan hệ giữa hai quốc gia này:
Năm 1898: Mỹ tuyên bố chiến tranh đối với Tây Ban Nha.
1898: Mỹ đánh bại Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã từ bỏ mọi tuyên bố chủ quyền đối với Cuba và nhượng hòn đảo này cho Mỹ.
Năm 1902, Cuba giành được độc lập. Tuy nhiên, Washington vẫn can thiệp vào công việc nội bộ của Havana cho tới năm 1934. Tướng Fulgencio Batista (trong ảnh) thực hiện một cuộc đảo chính và lãnh đạo Cuba trong hai nhiệm kỳ 1940–1944 và 1952–1959, mở ra thời kỳ hợp tác chặt chẽ giữa Washington và Havana, khi số nhà đầu tư Mỹ vào Cuba gia tăng nhanh chóng. Ảnh: Gopipix
1902: Cuba trở thành quốc gia độc lập, Tomas Estrada Palma trở thành tổng thống của nước này. Tuy nhiên tu chính án Platt giữ cho hòn đảo này dưới sự bảo vệ của Mỹ và trao cho Mỹ quyền can thiệp vào tình hình Cuba.
1906-09: Ông Estrada từ chức và Mỹ đã chiếm Cuba sau một cuộc nổi loạn do Jose Miguel Gomez cầm đầu.
1909: Jose Miguel Gomez trở thành tổng thống sau các cuộc bầu cử do Mỹ giám sát, nhưng ông này nhanh chóng bị hoen ố hình ảnh do tham nhũng.
1912: Các lực lượng Mỹ quay lại Cuba để hỗ trợ việc trấn áp các cuộc biểu tình của người da đen chống nạn phân biệt chủng tộc.
1933: Gerardo Machado bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do Fulgencio Batista chỉ huy.
1934: Mỹ bãi bỏ quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba, xem lại hạn ngạch đường của Cuba và thay đổi thuế quan theo hướng có lợi cho Cuba.
1953: Fidel Castro lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa bất thành để lật đổ chế độ Batista.
Fidel Castro (trái) năm 1952 dẫn đầu một cuộc nổi dậy bất thành chống lại chế độ độc tài Batista. Năm 1953, ông Castro cùng Ernesto "Che" Guevara (phải), tiến hành một cuộc chiến tranh du kích nhằm hạ bệ Batista. Ảnh: AP
1956: Từ Mexico, Castro đổ bộ lên miền Đông Cuba và đã xuống vùng núi Sierra Maestra. Tại đây, được sự hỗ trợ của Che Guevara, ông phát động một cuộc chiến tranh du kích.
1958: Mỹ rút viện trợ quân sự đối với Batista.
1959: Castro lãnh đạo một đội quân du kích gồm 9.000 thành viên tiến vào thủ đô Havana, buộc nhà độc tài Batista phải rút chạy. Castro trở thành thủ tướng.
Năm 1959, Cách mạng Cuba thành công, Fidel Castro trở thành nhà lãnh đạo của Cuba. Cùng năm đó, ông gặp Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon, trong một chuyến thăm không chính thức tới Washington. Ảnh: UPI
Ông Nixon sau đó viết rằng Mỹ cố gắng đưa ông Castro đi theo "đúng hướng". Những tấm biển dựng lên tại cảng Miami trong ảnh nhằm trấn an Mỹ về chính quyền mới ở Havana. Ảnh: GRAF
Tháng 4/1959: Castro đã gặp gỡ Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong một chuyến thăm không chính thức tới Washington. Nixon về sau có viết rằng, Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng định hướng lại nhà lãnh đạo cánh tả này đi theo hướng “đúng đắn”.
1960: Tất cả các doanh nghiệp Mỹ ở Cuba đã bị quốc hữu hóa mà không được đền bù. Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Havana và áp đặt một lệnh cấm vận thương mại để đáp trả các cuộc cải cách do ông Castro tiến hành.
1961: Mỹ hậu thuẫn một cuộc xâm lược do những phần tử người Cuba lưu vong tiến hành ở Vịnh Con Lợn. Ông Castro tuyên bố rằng Cuba là một quốc gia XHCN và bắt đầu làm đồng minh của Liên Xô.
Mỹ năm 1961 tiến hành nỗ lực bất thành nhằm xâm chiếm Cuba ở Vịnh Con lợn. CIA huấn luyện lực lượng những người Cuba lưu vong, cùng với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ để tấn công, lật độ chính quyền ông Fidel Castro. Kế hoạch được tiến hành vào tháng 4/1961, chưa đầy ba tháng kể từ khi Tổng thống John F. Kennedy lên nhậm chức. Quân đội Cuba đánh bại đội quân lưu vong trong vòng ba ngày. Trong ảnh là một nhóm tù binh do Mỹ huấn luyện bị binh lính của ông Castro bắt giữ vào tháng 4/1961. Ảnh: Three Lions
1961: CIA bắt đầu lên kế hoạch ám sát ông Castro như một phần trong chiến dịch Mongoose. Trong giai đoạn 1961-1963, đã có ít nhất 5 kế hoạch giết hại lãnh tụ Cuba đã được vạch ra.
1962: Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba bùng lên khi ông Castro, do lo ngại về một cuộc xâm lược của Mỹ, đã đồng ý cho phép Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân trên đảo quốc Caribbean này. Mỹ đã công bố các bức ảnh về các kho giấu tên lửa hạt nhân Xô viết trên lãnh thổ Cuba, tạo ra một vụ khủng hoảng lôi kéo hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đến bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Vụ việc sau đó được giải quyết khi Liên Xô nhất trí dỡ bỏ tên lửa để đổi lại việc Mỹ rút tên lửa hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Động thái này xảy ra sau sự kiện Hoa Kỳ triển khai tên lửa Thor IRBM trên đất Vương quốc Anh vào năm 1958 và tên lửa Jupiter IRBM trên đất Italy và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961. Tổng cộng có hơn 100 tên lửa do Mỹ chế tạo có khả năng đánh trúng Moscow bằng đầu đạn hạt nhân.Cuộc khủng hoảng được xem là một trong các vụ đối đầu chính trong Chiến tranh Lạnh và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh Lạnh tiến gần nhất đến bờ vực của một cuộc xung đột hạt nhân. Mỹ đã xem xét đến việc tấn công và phong tỏa Cuba bằng quân sự.Hình ảnh trên được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào ngày 3/11/1962, minh họa một căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung tại La Grande Sagua, Cuba. Ảnh: AP
Khủng hoảng kết thúc vào ngày 28/10/1962 khi Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đạt được thỏa thuận với lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Liên Xô chấp nhận tháo bỏ và đưa vũ khí tấn công về nước, còn Mỹ đồng ý sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba và thỏa thuận ngầm là sẽ rút các tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.Trong ảnh là thời điểm ông Castro thăm Moscow vào năm 1963, với tư cách là khách mời của lãnh đạo Liên Xô vào thời điểm đó, Nikita Khrushchev. Ảnh: BBC
1980: Khoảng 125.000 người Cuba di tản sang Mỹ khi ông Castro tạm bỏ các hạn chế đi lại.
Cuba năm 1980 mở cửa bờ biển, cho phép bất cứ ai cũng có thể rời đi với giấy thông hành. Gần 125.000 người Cuba đã chạy sang Mỹ. Trong hình là người tị nạn Cuba rời cảng Mariel đến Key West, Floria, Mỹ. Ảnh: AP
1993: Mỹ thắt chặt lệnh cấm vận đối với Cuba, khi ấy bắt đầu thực hiện một số cải cách thị trường nhằm ngăn chặn nền kinh tế xuống dốc. Các cải cách này bao gồm việc hợp pháp hóa đồng USD, chuyển đổi nhiều nông trang nhà nước thành các hợp tác xã bán tự chủ, và việc hợp pháp hóa doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
1994: Cuba ký một thỏa thuận với Mỹ theo đó Mỹ đồng ý tiếp nhận 20.000 công dân Cuba mỗi năm để đổi lại việc Cuba chặn dòng người nhập cư đổ sang Mỹ.
1996: Lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Cuba được chuyển thành lâu dài để đáp trả việc Cuba bắn rơi 2 máy bay Mỹ do những người Cuba lưu vong tại Miami lái.
Năm 1996, hai máy bay Cessna Skymasters của Mỹ bị máy bay MiG-29UB (trong ảnh minh họa) của không quân Cuba bắn rơi. Washington thắt chặt lệnh trừng phạt thương mại với Havana. Ảnh: Militaryfactory
1998: Mỹ giảm nhẹ các hạn chế đối với việc gửi tiền cho người thân của người Mỹ gốc Cuba.
Tháng 11/1999: Cậu bé Elian Gonzalez được cứu ở ngoài khơi Florida sau khi một con thuyền chở mẹ, cha dượng và những người khác cố đào tẩu sang Mỹ bị lật. Những người Cuba lưu vong ở Miami khởi động chiến dịch lớn nhằm ngăn Elian quay trở về với cha mình ở Cuba và giữ cho cậu bé ở bên người thân ở Miami.
Cậu bé Cuba 6 tuổi có tên Elian Gonzalez được cứu sống ngoài khơi bờ biển Florida sau khi thuyền chở cậu và mẹ mình bị lật Eian Gonzalez trở thành tâm điểm của một "cuộc chiến" đòi quyền giám hộ khi người chú và người thân ở Miami muốn em ở lại Mỹ, trong khi người cha và chính phủ Cuba muốn đưa cậu bé về nước.Gonzalez trở thành biểu tượng của căng thẳng Mỹ và Cuba, và cuối cùng được đưa về Havana để đoàn tụ với cha vào tháng 6/2000.Trong ảnh, một nhân viên nhập cư Mỹ đang bế Gonzalez ra khỏi nhà ông chú của mình ở Miami vào tháng 4/2000. Ảnh: AP
Tháng 6/2000: Elian được phép đoàn tụ với cha mình ở Cuba sau nhiều cuộc chiến pháp lý kéo dài.
Tháng 6/2001: Năm người Cuba bị kết án ở Miami và phải chịu mức án nhiều năm tù vì tội làm gián điệp cho chính phủ Cuba. Trường hợp 5 người Cuba này đã trở thành lời kêu gọi tập hợp lực lượng của chính quyền Havana.
Tháng 11/2001: Mỹ xuất khẩu thực phẩm sang Cuba lần đầu tiên trong hơn 40 năm sau khi chính phủ Cuba yêu cầu giúp họ khắc phục hậu quả của bão Michelle.
Tháng 1/2002: Các tù nhân bị Mỹ bắt giữ trong chiến tranh ở Afghanistan đã được đưa bằng máy bay tới cảng Guatanamo để thẩm vấn với tư cách là nghi phạm al-Qaeda.
Tháng 5/2002: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bolton đã tố cáo Cuba đang cố gắng phát triển vũ khí sinh học, đưa quốc gia này vào danh sách của Washington về các nước thuộc “trục ma quỷ”.
Quan hệ Mỹ - Cuba càng xấu đi vào năm 2002, khi một quan chức Mỹ cáo buộc Cuba cố gắng phát triển vũ khí sinh học. Tuy nhiên, cũng có những nỗ lực để xây dựng lại mối quan hệ giữa hai nước. Trong ảnh, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (trái) và ông Castro đến thăm một sân vận động bóng chày ở Havana vào năm 2002. Ảnh: Reuters
Tháng 5/2002: Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter có chuyến thăm thiện chí lịch sử tới Cuba. Chuyến viếng thăm bao gồm việc đến thăm các trung tâm khoa học nhằm đáp ứng lại các cáo buộc của Mỹ về vũ khí sinh học.
Tháng 10/2003: Tổng thống Mỹ George Bush công bố các giải pháp mới nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chế độ XHCN ở Cuba, bao gồm việc thắt chặt cấm vận thương mại đối với hòn đảo này, thẳng tay với các vụ chuyển tiền mặt bất hợp pháp, và một chiến dịch tuyên truyền mạnh hơn nữa nhằm vào Cuba. Mỹ đã tạo ra một cơ quan mới có tên Ủy ban Trợ giúp cho một nước Cuba tự do.
Tháng 8/2006: Tổng thống Mỹ George W Bush, trong các bình luận đầu tiên sau khi Chủ tịch Cuba Castro trải qua phẫu thuật và trao quyền cho em trai Raul, hối thúc người Cuba hãy nỗ lực theo hướng “dân chủ hóa”.
Tháng 12/2006: Phái đoàn lớn nhất của Quốc hội Mỹ tới thăm Cuba kể từ cách mạng 1959. Jeff Flake, một nghị sĩ Cộng hòa dẫn đầu phái đoàn, cho biết ông muốn mở ra “một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Cuba”.
Tháng 7/2007: Quyền lãnh đạo Raul Castro bắn tín hiệu cho rằng ông có thể đón chào mối quan hệ ấm dần lên với Mỹ. Ông đề nghị tham gia vào hội đàm, nhưng chỉ là sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2008 được tổ chức.
Tháng 2/2008: Raul Castro chính thức đảm nhận chức vụ Chủ tịch nước Cuba. Washington kêu gọi bầu cử tự do và công bằng, đồng thời tuyên bố lệnh cấm vận của mình sẽ tiếp tục.
Tháng 11/2008: Barack Obama được bầu làm tổng thống Mỹ.
Vào năm 2008, cả hai quốc gia đều có lãnh đạo mới, Chủ tịch Raul Castro kế nhiệm ông Fidel, và ông Barack Obama ngồi vào ghế tổng thống, thay thế ông George W Bush. Ông Obama năm 4/2009 nới lỏng hạn chế đi lại tới Cuba. Hai nhà lãnh đạo khiến những người xung quanh ngạc nhiên khi bắt tay tại lễ tang của cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela năm 2013. Ảnh: Reuters
Tháng 12/2008: Cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy đa số người Mỹ gốc Cuba sống ở Miami muốn chấm dứt lệnh cấm vận đối với Cuba
Tháng 4/2009: Tổng thống Obama dỡ bỏ các hạn chế đối với du lịch gia đình và chuyển kiều hối về Cuba.
Tháng 12/2009: Công dân Mỹ Alan Gross bị bắt ở Cuba với cáo buộc làm gián điệp cho Washington.
Tháng 11/2010: Nhà hát Ballet thăm Cuba lần đầu tiên trong 50 năm – trường hợp mới nhất trong số các trao đổi văn hóa.
Tháng 10/2011: Điệp viên Cuba Rene Gonzalez đã được thả tự do khỏi nhà giam Florida. Gonzalez là một thành viên trong nhóm bộ 5 Cuba – những người này bị kết án nhiều năm tù vào năm 2001 ở Mỹ sau khi bị kết tội làm gián điệp. Havana liên tục kêu gọi thả tự do cho những người này.
Tháng 12/2011: Mỹ một lần nữa kêu gọi thả Alan Gross một người Mỹ chịu mức án 15 năm tù trong nhà tù Cuba vì đã đưa thiết bị internet vào nước này. Việc Cuba từ chối thả tự do cho ông này đã làm đóng băng quan hệ song phương trong nhiều tháng.
Tháng 9/2012: Cuba gợi ý sẵn sàng đàm phán với Washington về việc tìm giải pháp cho vụ Gross.
Tháng 12/2014: Tổng thống Obama tuyên bố việc khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Cuba.
Cuba hôm 17/12 thả nhân viên cứu trợ Mỹ Alan Gross (trong ảnh), người đã ngồi tù ở Cuba 5 năm qua vì nhập khẩu công nghệ bị cấm và cố gắng thiết lập dịch vụ Internet bí mật cho người Do Thái Cuba, đổi lại Mỹ thả ba điệp viên tình báo trong "Nhóm 5 người Cuba" bị kết tội do thám và xâm nhập các căn cứ Mỹ.Các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Obama sẽ khởi động các cuộc đàm phám về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong vài tuần tới. Ảnh: ABC News
Tổng thống Obama điện đàm với Chủ tịch Raul Castro tại Phòng Bầu dục hôm 16-12. Ảnh: Nhà Trắng
Tổng thống Obama tuyên bố tái thiết quan hệ với Cuba tại phòng Nội các ở Nhà Trắng. Ảnh: Reuters