Dinh Hoàng A Tưởng - Dinh thự cổ trên cao nguyên trắng

Dinh Hoàng A Tưởng ở trung tâm huyện Bắc Hà được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua hơn 90 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính vẫn đứng uy nghi nổi bật giữa nơi dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.
 
Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là các thổ ti mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng. Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti Hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với 2 kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp thi công.
 
 
Dinh Hoàng A Tưởng tại thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà.

Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả đồi rộng hướng Đông Nam, đằng sau và 2 bên phải trái có núi, phía trước có suối và núi “mẹ bồng con”. Địa hình tổng thể có thế “sơn thuỷ hữu tình” đẹp, hợp với cảnh quan khí hậu á nhiệt đới.

Kiến trúc dinh thự theo phong cách Á - Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Ở giữa về cuối là nhà chính. Hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên cầu thang từ hai bên rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng để hành lễ và múa xòe.

Nhà chính 2 tầng có diện tích 420 m2. Các cửa nhà hình vòm. Tuy các cửa cao thấp không đều nhưng cân đối. Hành lang có lan can. Cả hai tầng nhà chính đều có 3 gian. Các gian 2 bên phải trái của cả 2 tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả 2 tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh.

Hai bên tả hữu là 2 dãy nhà ngang có bố cục và kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều 2 tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có 3 gian với tổng diện tích 300 m2, mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng. Tiếp giáp với 2 dãy nhà còn có 2 nhà phụ cao 2 tầng nhưng kiến trúc đơn giản và dùng làm nhà kho, cho lính và phu ở. Tổng diện tích mỗi nhà 160 m2.

Xung quanh có tường xây bao gồm 3 cồng (1 chính, 2 phụ) trổ nhiều lỗ châu mai và có lính gác với số lượng 2 trung đội. Tổng diện tích toàn khu nhà lên tới 4.000 m2.

Hiện khu biệt thự này đang được huyện Bắc Hà gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng dân tộc miền núi một thời đã qua./.

(Theo laocai.gov.vn)

Tin Liên Quan

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.