Quốc tế phản ứng việc Triều Tiên thử hạt nhân

Việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân ngày 12/2/2013 đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Ngày 12/2, Trung Quốc bày tỏ thái độ phản đối trước việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba bất chấp sự phản đối rộng rãi của cộng đồng quốc tế. “Chúng tôi đã cực lực khuyến nghị CHDCND Triều Tiên tôn trọng những cam kết về giải trừ hạt nhân và không tiến hành thêm bất cứ hành động nào có thể khiến phức tạp thêm tình hình”, tuyên bố được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên phản ứng bình tĩnh, giải quyết vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại và thảo luận trong khung làm việc của bàn đàm phán sáu bên.

Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp khẩn cấp về vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên. Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân và tuyên bố sẽ ngay lập tức tiến hành bàn bạc các biện pháp mới đối phó với Triều Tiên.

Trong khi đó, cả đương kim Tổng thống Lee Myung-bak và Tổng thống đắc cử Park Geun-hye của Hàn Quốc đều lên án mạnh mẽ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và cho rằng hành động này vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc cũng như gây ra mối đe dọa về an ninh và ổn định trong khu vực. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngay lập tức được đặt trong tình trạng báo động cao nhằm ngăn chặn bất cứ hành động khiêu khích nào từ nước láng giềng, trong khi lực lượng Mỹ và Hàn Quốc cũng tăng cường giám sát dọc biên giới.

Cùng ngày, Nhật Bản cũng quyết định áp đặt thêm một lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, theo đó, các quan chức cấp cao thuộc Tổng hội người Triều Tiên tại Nhật Bản sẽ bị cấm nhập cảnh lại vào nước Nhật. Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ cùng Hàn Quốc và Mỹ tiến hành một hội nghị thượng đỉnh qua điện thoại để thảo luận về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết đã chỉ thị các Bộ trưởng tăng cường hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga về khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.

Về quan điểm của Việt Nam, ngày 12/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - Lương Thanh Nghị nêu rõ Việt Nam hết sức lo ngại trước việc Triều Tiên thử hạt nhân. Việc làm này đã vi phạm các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, làm phức tạp tình hình, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan bình tĩnh, giải quyết hòa bình các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.

Liên minh châu Âu (EU), NATO, New Zealand, Đức và Pháp cũng lên án mạnh mẽ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời cho rằng nó tạo ra một mối quan ngại sâu sắc và là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc tế, hòa bình và ổn định trong khu vực. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và khẳng định Pháp sẽ làm việc với các đối tác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để có phản ứng mạnh mẽ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông hi vọng Hội đồng Bảo an nhất trí về một phản ứng phù hợp đối với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ông cũng cho rằng Triều Tiên phải ngừng chương trình hạt nhân và trở lại hiệp ước phi hạt nhân./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Bảo vệ giới trẻ trước tác hại của thuốc lá

Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận vaccine

Tăng cường khả năng châu Phi tự sản xuất vaccine là chủ đề được tập trung thảo luận tại Diễn đàn toàn cầu về chủ quyền vaccine và đổi mới, vừa diễn ra ở Paris (Pháp). Để bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine, các hãng dược thực hiện đầy đủ cam kết phân...

Cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ người tị nạn

Gần 120 triệu người trên thế giới phải rời bỏ mái ấm để trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, bạo lực... Con số nhức nhối này là hồi chuông cảnh báo và cũng thúc giục cộng đồng quốc tế dang rộng vòng tay đón nhận và hỗ trợ người tị nạn, để tránh những thảm kịch tồi tệ.

Xu hướng tích cực trên thị trường năng lượng

Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển...