UNESCO kỷ niệm Ngày phát thanh thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc - UNESCO vừa chính thức bắt đầu các hoạt động kỷ niệm Ngày phát thanh quốc tế 13/2.
 
  
Trong thông điệp gửi mọi người dân trên thế giới, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nhấn mạnh: Phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông đến được với đông đảo công chúng, hơn cả internet và truyền hình.

Bà Bokova cho hay, trong thời đại của nhiều phương tiện truyền thông mới, phát thanh là phương tiện có thể truyền tải mọi thông điệp đến với nhiều người ở mọi nơi vào mọi lúc. Phát thanh cũng tạo diễn đàn để thảo luận mọi vấn đề của quốc tế, nước sở tại, địa phương; tạo tiếng nói cho người ít tiếng nói trong xã hội, người nghèo, dân tộc thiếu sổ, phụ nữ. Phát thanh giúp cải thiện tình trạng mù chữ, cứu người trong thiên tai. Phát thanh là kênh để học hỏi, chia sẻ và là sức mạnh để bảo vệ hòa bình, phát triển bền vững trên thế giới. Đó là lý do chúng ta cần khuyến khích phát thanh tạo những cầu nối mới cho sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa con người.

Ngày phát thanh thế giới khởi nguồn do sáng kiến của Viện Phát thanh Tây Ban Nha, được sự ủng hộ của gần 50 tổ chức phát thanh quốc gia và quốc tế lớn, bao gồm Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á (ABU) mà Việt Nam là một sáng lập viên. Sau cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi vào ngày 29/9/2011 giữa các thành viên của Ban Chấp hành UNESCO, ngày 13/2 - ngày đầu tiên phát sóng chương trình phát thanh của Liên hiệp quốc vào năm 1946, đã được lựa chọn là Ngày phát thanh thế giới.

Các hoạt động kỷ niệm tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris (Pháp) nhằm tôn vinh những giá trị của phát thanh, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các đài phát thanh trên toàn thế giới. Cùng với các hoạt động kỷ niệm tại trụ sở UNESCO, các đài phát thanh nhiều nước, cả quốc gia và địa phương đều có những hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày này./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Bảo vệ giới trẻ trước tác hại của thuốc lá

Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận vaccine

Tăng cường khả năng châu Phi tự sản xuất vaccine là chủ đề được tập trung thảo luận tại Diễn đàn toàn cầu về chủ quyền vaccine và đổi mới, vừa diễn ra ở Paris (Pháp). Để bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine, các hãng dược thực hiện đầy đủ cam kết phân...

Cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ người tị nạn

Gần 120 triệu người trên thế giới phải rời bỏ mái ấm để trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, bạo lực... Con số nhức nhối này là hồi chuông cảnh báo và cũng thúc giục cộng đồng quốc tế dang rộng vòng tay đón nhận và hỗ trợ người tị nạn, để tránh những thảm kịch tồi tệ.

Xu hướng tích cực trên thị trường năng lượng

Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển...