Phát triển cây cao su: Thêm đáp số cho bài toán cơ cấu cây trồng

Chỉ sau 3 năm cây cao su “bén đất” Lào Cai, nhưng đã chứng tỏ việc phát triển loại cây này là hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
Anh Bùi Hải Âu, thôn Tân Thành, xã Trịnh Tường (Bát Xát) có 3 ha đất đồi, do địa hình dốc, đất khô và bạc màu, nên mỗi năm chỉ canh tác được một vụ ngô. Năm 2010, anh Âu quyết định góp diện tích đất này vào Công ty Cổ phần cao su Dầu Tiếng và được nhận làm công nhân cho công ty. Công việc hằng ngày của anh là đào hố, đổ cọc rào và chăm sóc cao su với mức lương ổn định từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Anh Âu cho biết, giờ đây đã có thu nhập ổn định mà không phải lo lắng đến mùa màng như trước đây, đến khi cao su cho thu hoạch thì thu nhập còn tăng cao hơn.


Cây cao su 3 tuổi ở Bát Xát.

Tại một số xã của huyện Bát Xát, lao động thời vụ tại Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng đang có thu nhập trung bình 80.000 - 120.000 đồng/ngày công, công nhân chính thức có mức lương 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng. Số công nhân là người địa phương mà doanh nghiệp đang sử dụng là 150 người, ngoài ra còn có hơn 200 lao động thời vụ. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bát Bát cho biết: Ban đầu, việc phát triển cây cao su có một số khó khăn, nhưng đến nay người dân đã thông hiểu, nhiều hộ tự nguyện góp đất và trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Trên thực tế, người dân chỉ phải góp đất, Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng sẽ đầu tư toàn bộ định mức trồng, phát triển cao su. Đến kỳ thu hoạch, người dân sẽ được hưởng lợi 10% giá trị sản phẩm trên diện tích đất đóng góp và ngay cả trường hợp rủi ro nhất thì người dân vẫn hưởng lương lao động. Hiện, toàn huyện Bát Xát có trên 550 ha cao su, mục tiêu năm 2014 sẽ mở rộng thêm 500 ha, kế hoạch đến 30/7 sẽ hoàn thành việc trồng vụ mới.

Cây cao su được đưa vào trồng tại tỉnh từ năm 2010, ban đầu việc dồn đất, vận động nhân dân góp đất gặp không ít khó khăn. Người dân lo lắng đến diện tích đất sản xuất lương thực, điểm chăn thả gia súc, nhưng những cơ chế tích cực của Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng và việc đẩy mạnh tuyên truyền của địa phương đã mang lại kết quả đáng mừng. Đến nay, toàn tỉnh có 1.515 ha cao su, trong đó có 1.219 ha cao su phát triển quy mô đại điền, 296 ha cao su tiểu điền, tạo việc làm thường xuyên cho 400 lao động địa phương. Trong 3 năm qua đã có 20 hộ dân tham gia góp đất với diện tích gần 100 ha, tạo chỗ đứng cho cây cao su trong cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp.

Ông Đoàn Tân Tại, Chi cục phó Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cho biết: Trước đây có sử dụng giống nhập khẩu, nên không phù hợp với khí hậu, khiến một số diện tích cao su bị chết rét. Từ năm 2012, giống cao su nội địa chịu lạnh là IAN 873, VNg 77-4, VNg 77-2 được đưa vào trồng cho kết quả là mức độ sinh trưởng, phát triển mạnh không thua kém cao su tại các vùng trồng truyền thống. Trong các đợt rét đậm vừa qua, cây cao su giống mới không hề bị suy kiệt, trong khi rất ít sâu bệnh, sau 3 năm đã đạt độ cao trung bình 3 - 4 m. Dự kiến, sau 3 - 4 năm nữa diện tích cao su này sẽ cho thu hoạch.

Phân tích các chỉ số kỹ thuật, năng suất bình quân cao su tại tỉnh sẽ đạt khoảng 1,5 tấn mủ khô/ha/năm. Với giá thành hiện là 65 triệu đồng/tấn mủ khô, tương đương với giá trị nguồn thu 115 triệu đồng /ha/năm, người góp đất được nhận 11,5 triệu đồng/ha. Cây cao su còn có ý nghĩa là nâng cao độ che phủ của rừng, hạn chế lũ quét và hạn hán vào mùa khô, tạo môi trường cảnh quan, củng cố quốc phòng, an ninh.

Theo Đề án phát triển cao su của tỉnh đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 15.000 ha cao su trồng tập trung. Riêng năm 2014, kế hoạch trồng mới là 1.000 ha tại huyện Bảo Thắng và Bát Xát. Hiện, các địa phương đã giải phóng mặt bằng được 80% diện tích đất, chuẩn bị được 800.000 cây giống cao su cho vụ trồng mới 2014. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp, các địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia góp đất trồng cây cao su, từng bước chuyển đổi cơ cấu đất sản xuất.

Cây cao su đang phát lộc biếc trên khắp các vạt đồi. Thêm một đáp số thuyết phục cho bài toán chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống, cây trồng trong sản nông nghiệp của tỉnh.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

Trong những ngày hoạt động thực tế tại các xã Xuân Quang, thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), hàng trăm học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã “3 cùng” với bà con dân bản, có nhiều việc làm, hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng hình ảnh và tạo ấn...

Lào Cai khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với siêu bão số 3

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương triển khai nhiệm vụ, chủ động kiểm tra địa bàn được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo ngay...

Bồi dưỡng chuyển đổi số, kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ an ninh cơ sở

Ngày 05/9, Ủy ban nhân dân xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn cho gần 100 người là thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ an ninh cơ sở trên địa bàn xã.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang dự Lễ khai giảng năm học mới tại xã Liên Minh

Sáng 5/9, thầy và trò liên trường Mầm non, Tiểu học, THCS Nậm Sài, xã Liên Minh (thị xã Sa Pa) tưng bừng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đến dự, chia vui cùng thầy và trò nhà trường.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường dự lễ khai giảng năm học mới tại xã Gia Phú

Sáng 5/9, tại thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dự Lễ khai giảng với thầy và học trò Trường Tiểu học số I và Trường PTDTBT THCS xã Gia Phú.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong dự khai giảng năm học mới tại xã Bảo Hà

Sáng 5/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến dự khai giảng năm học 2024 – 2025 tại cụm trường Mầm non Hoa Lan, PTDT bán trú Tiểu học và PTDT bán trú THCS Bảo Hà, huyện Bảo Yên.