Độc đáo lễ cưới của người Dao đỏ Văn Bàn

Đối với người Dao đỏ ở Nậm Miện, Thẩm Dương (Văn Bàn), lễ cưới là một nghi thức cực kỳ quan trọng, linh thiêng, trong đó chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc rất riêng, nét đẹp tinh tế trong văn hoá ứng xử mang đậm tính nhân văn mà tộc người này gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
 
Theo tục lệ của người Dao đỏ xã Thẩm Dương, huyện Văn Bàn, trai gái đến tuổi trưởng thành có quyền tự do tìm hiểu để lấy người mình yêu. Khi trai gái quen nhau, mến nhau, họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và tổ chức lễ cưới.

Lễ cưới của người Dao đỏ ở Nậm Miện diễn ra chủ yếu ở nhà trai, còn nhà gái chỉ tổ chức 1 bữa cỗ vui vẻ để đưa cô dâu về nhà chồng.

Người Dao đỏ quan niệm, khi người đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Khi đoàn đưa dâu đến nhà trai sẽ phải nghỉ chân ở đầu ngõ, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra đón. Sau đó, đội kèn sẽ đón cô dâu vào nhà để thầy mo cúng trình báo tổ tiên nhà trai.

Khi vào nhà chú rể, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau bái lạy tổ tiên và thần bếp, sau đó cô dâu được đưa vào buồng cưới. Ngay sau khi nghi lễ cúng kết thúc, nhà trai dọn cỗ mời nhà gái và họ hàng cùng uống rượu.

Xin giới thiệu những hình ảnh đặc sắc trong lễ cưới của một đôi trai gái người Dao đỏ ở xã Thẩm Dương, huyện Văn Bàn:
 

Nhà trai mổ lợn, sắp lễ cúng tổ tiên xin phép làm lễ cưới.



Trước triên là lễ cúng xin phép ông bà nội ngoại.



Tiếp đó là lễ cúng xin phép tổ tiên ở nơi đặt bàn thờ chính của gia chủ.



Sau khi cúng xin phép tổ tiên, từ chiều hôm trước, họ nhà trai lập một đoàn sang nhà gái xin đón dâu.



Sáng hôm sau, đoàn đưa dâu đưa dâu về nhà trai và dừng chân ở đầu nhà để chờ.



Khi đoàn nhà gái đến, thầy mo chọn giờ đẹp để đón cô dâu vào nhà.


Trước khi vào nhà trai làm lễ nhập gia, cô dâu được trang điểm kỹ.



Đến giờ đẹp, ông mối xin phép bố cô dâu và đoàn nhà gái đưa cô dâu vào nhà trai để làm lễ.



Sau khi cả hai bên đồng ý, cô dâu được đưa qua cửa chính vào nhà.



Thầy cúng làm phép đón dâu cho gia chủ.



Cô dâu và chú rể vào bàn thờ lễ gia tiên.



Sau khi lễ gia tiên xong, cô dâu được mẹ chồng đưa vào buồng riêng dành cho đôi uyên ương.



Họ hàng hai bên mang quà tặng cô dâu, chú rể.



Nhà trai cử người có uy tín mang rượu mời nhà gái.



Sau khi nghi lễ cưới kết thúc, bố cô dâu có một mâm quà gửi tặng bố chú rể
và có lời nhờ nhà trai chăm sóc cô dâu.



Cuối cùng, hai họ cùng nâng chén chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...