Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn - hấp dẫn - khác biệt”.

Chủ trương phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa được cụ thể hóa bằng Đề án Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án Phát triển Văn hoá - Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 – 2025. Đặc biệt trong nhiệm kỳ này, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành riêng Nghị quyết chuyên đề số 11-NQ/TU. Theo đó, xác định “Lào Cai trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, thể thao mạo hiểm “xanh” và “thông minh” hàng đầu Việt Nam và khu vực gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc”.

Kết quả phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trước hết thể hiện bằng việc hình thành hệ thống các làng du lịch cộng đồng (Nghĩa Đô (Bảo Yên), Bản Dền, Tả Van, Cát Cát, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa); Bản Liền, Trung Đô, Bản Phố, Na Hối, Tả Van Chư (Bắc Hà) Ý Tý, Choản Thèn, Lao Chải, Mường Hum (Bát Xát)…). Thông qua phát triển du lịch cộng đồng nhiều nhà nghỉ lưu trú tại gia đã được hình thành, đến nay Lào Cai đã có 463 nhà nghỉ lưu trú tại gia (homestay) chủ yếu tập trung tại khu du lịch Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, mang lại mức thu nhập bình quân 100 - 150 triệu đồng/hộ/năm thông qua lưu trú, ẩm thực và bán các mặt hàng thủ công truyền thống, hướng dẫn du lịch.

Du lịch văn hóa tâm linh được Lào Cai chú trọng phát triển.

Việc khám phá các bản làng văn hóa dân tộc trên các tour du lịch cộng đồng của du khách bằng đi bộ (Trekking), đi xe đạp là những tour du lịch đầy hấp dẫn. Sa Pa được các chuyên gia du lịch bình chọn “Top 50 thị trấn đẹp nhất thế giới” theo danh sách công bố của Tạp chí du lịch Mỹ CnTraveller. Sa Pa cũng được Nền tảng tư vấn du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor bình chọn Giải thưởng Best of the Best năm 2024, đứng thứ 5/7 điểm đến thịnh hành thế giới. Ấn phẩm du lịch Times Travel của Ấn Độ đã vinh danh 50 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2024, trong đó có Sa Pa. Làng Du lịch xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), Tà Chải (Bắc Hà), Tả Van Giáy (Sa Pa) được Hiệp hội du lịch Asean công nhận là nhóm Homestay tốt nhất khu vực. Với việc khai thác hiệu quả các di sản văn hoá trong phát triển du lịch đã góp phần đưa lượng khách đến Lào Cai ngày càng tăng năm 2023 đón 7,2 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 22.000 tỷ đồng.

Loại hình du lịch văn hóa tâm linh được Lào Cai chú trọng phát triển. Đến nay toàn tỉnh đã có 56  di tích, di sản văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh (trong đó có 22 di tích cấp quốc gia, 34 di tích cấp tỉnh) phân bố ở 9 huyện, thành phố, thị xã. Toàn tỉnh hiện có 02 di sản văn hóa phi vật thể được Unesco ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,... Những sắc màu văn hoá đa dạng, phong phú, độc đáo và hấp dẫn; trở thành điểm đến lý tưởng, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước, quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt quần thể di tích Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Bảo Hà, Đền Cô Tân An, Đền Phúc Khánh, Đền Ken, Đền Mẫu Sơn,... được trùng tu, nâng cấp, quy hoạch thành những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, cùng với Quần thể không gian tâm linh Khu du lịch Cáp treo Fansipan mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách hành hương. Các di tích văn hóa lịch sử khác như Bãi đá cổ Sa Pa, dinh thự Hoàng A Tưởng cũng là điểm đến thu hút du khách.

Tỉnh đã chỉ đạo tiến hành sưu tầm hàng nghìn hiện vật chủ yếu là trang phục, các công cụ, dụng cụ của 25 nhóm ngành dân tộc để tổ chức trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Đã bảo tồn, duy trì hơn 40 lễ hội dân gian như: Lễ hội Gầu tào người Mông, Lễ hội xuống đồng của người Tày, Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lễ hội tạ ơn trâu (Sử dề pà) của người Bố Y, Lễ cấp sắc của người Dao, Lễ hội "Gặt Tu Tu", lễ hội “ Khô già già”  của người Hà Nhì đen ở Ý Tý, (Bát Xát). Các Lễ hội được tái hiện từ địa điểm, thời gian, nghi thức đến đối tượng tham gia góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn cho loại hình du lịch khám phá. Đặc biệt, nghi lễ cấp sắc của người Dao Lào Cai, Lễ hội Gầu tào của người Mông và nghi lễ then của người Tày ở Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hiện đang khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch. Tỉnh Lào Cai đã nghiên cứu và phát huy bảo tồn các giá trị văn hoá thành các chương trình nghệ thuật (show) diễn thực cảnh như: “The Mông Show, Vũ điệu dưới trăng, Điểm hẹn, Tái hiện Chợ tình Sa Pa, Lễ hội Đua ngựa truyền thống, Lễ hội nhảy lửa dân tộc Dao”.

Giá trị văn hóa của chợ phiên vùng cao được các doanh nghiệp du lịch khai thác thành các chương trình du lịch đặc trưng. Chợ phiên ở vùng cao Lào Cai luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách nước ngoài, nhất là chợ phiên: Mường Hum, Ý Tý (huyện Bát Xát), Cốc Ly, Bắc Hà, Lùng Phình (huyện Bắc Hà), Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), Mường Khương, Cao Sơn, Pha Long, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương). Trong đó, sản phẩm du lịch chợ văn hóa Bắc Hà được tạp chí Serendib (Srilanka) giới thiệu là 1 trong 10 chợ hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á.

Ruộng bậc thang đang tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo cho Lào Cai.

Giá trị danh thắng các ruộng bậc thang tại Sa Pa và Bát Xát được du khách đặc biệt quan tâm. Ruộng bậc thang Sa Pa (di tích - danh thắng quốc gia) đang tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo cho Lào Cai và là điểm đến hấp dẫn của tour Sa Pa, đặc biệt sản phẩm du lịch ruộng bậc thang Sa Pa được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới.

Phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc Lào Cai đã phát triển hàng trăm sản phẩm du lịch, hình thành hệ thống các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc văn hoá, nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn mang đẳng cấp quốc tế, được khách du lịch đánh giá cao như: Các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp (hệ thống các khách sạn 5 sao đạt tiêu chuẩn hàng đầu khu vực và thế giới như Khách sạn Silk Path, Hôtel De la Coupoule, Khách sạn quốc tế Aristo, Lady Hill, Topas Ecologe,...), Khu du lịch Cáp treo Fansipan Legend với nhiều kỷ lục thế giới, du lịch thể thao mạo hiểm, leo núi, chinh phục đỉnh cao, du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch Mice, du lịch biên giới.... các sự kiện du lịch có tiếng vang trong nước và khu vực như: giải Marathon vượt núi quốc tế (Viet Nam Moutain Marathone) “Festival Tinh hoa Tây Bắc, Festiaval cao nguyên trắng Bắc Hà, Lễ hội tuyết Sa Pa, Lễ hội mùa thu Y Tý,… đã đưa Lào Cai trở thành điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế, được ghi nhận với hàng loạt giải thưởng du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc, gắn với văn hóa cộng đồng, đem đến cho du khách đến với Lào Cai những cảm xúc, trải nghiệm khác biệt trên mỗi hành trình, trong năm 2024 và các năm tiếp theo Lào Cai sẽ tổ chức “Lễ hội sông Hồng” là lễ hội văn hóa đặc sắc, riêng có của tỉnh Lào Cai. Lễ hội sẽ được tổ chức thường niên để giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa của dòng sông Hồng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt phát huy vai trò và lợi ích của cộng đồng trong khai thác phát triển văn hóa gắn với du lịch.

Minh Phượng

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...