2/3 số người suy dinh dưỡng sống tại châu Á – Thái Bình Dương

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới hiện có khoảng 842 triệu người bị thiếu dinh dưỡng và 2/3 trong số đó sống tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
Tại Hội nghị về an ninh lương thực được tổ chức tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ hôm 10/3, FAO nhận định, sản xuất lương thực trên thế giới từ nay đến năm 2050 cần tăng 60 % để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho nhân loại.

Theo tổ chức này, mặc dù nhu cầu lương thực trên thế giới ngày càng tăng, song ngân sách dành cho nghiên cứu nông nghiệp lại giảm đi một cách đáng kể, do vậy các chuyên gia lo ngại trong tương lai cung sẽ tăng chậm hơn cầu. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt lương thực sẽ là gánh nặng cho những quốc gia chậm phát triển - nơi có tỷ lệ dân số tăng cao.

Theo FAO, tại những quốc gia nghèo, sản lượng nông nghiệp phải tăng 77% mới có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho nhân loại và nếu mục tiêu này không đạt được thì chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có hơn 500 triệu người bị suy dinh dưỡng. Trong hoàn cảnh đó, FAO cho rằng châu Á chỉ có hai giải pháp, hoặc là tăng diện tích trồng trọt, hoặc nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp.

Không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, châu Á cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Mà nếu tình hình không được cải thiện, việc thiếu nước sẽ càng làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt về lương thực. Theo các số liệu của các nhà chuyên môn, lượng nước bình quân của châu Á chỉ tương đương 1/10 mức bình quân của khu vực Nam Mỹ, hay ở Australia và New Zealand, thấp hơn 1/4 mức của khu vực Bắc Mỹ, chỉ tương đương 1/3 mức của châu Âu và cũng ít hơn so với châu Phi vốn được hiểu nhầm là lục địa khô cằn nhất.

Theo dự tính, vào năm 2030, nhu cầu về nước ở châu Á sẽ cao hơn mức cung 40%. Do gần 80% nguồn nước của khu vực được dành cho sản xuất nông nghiệp, bởi vậy việc thiếu nước sẽ góp phần gây nên sự thiếu hụt về lương thực.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự tính giá lương thực tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á - nơi có hơn 3,3 tỷ người sinh sống tăng khoảng 10% đến năm 2020./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.

Tầng ozone của Trái đất đang phục hồi khả quan

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), tầng ozone của Trái đất “đang phục hồi khả quan” sau rất nhiều nỗ lực của toàn nhân loại.

Thách thức lớn cho tương lai của Liên minh châu Âu

Mối quan hệ giữa Đức và Pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của EU. Tuy nhiên, với những cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở cả hai nước, tương lai của EU đang đứng trước nhiều thách thức.