Thế giới cần hành động khẩn cấp ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á khuyến nghị các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách trong khu vực cần hành động khẩn cấp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển và phát triển hướng tới các chiến lược thích ứng hiệu quả.
 
Theo các chuyên gia tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới họp đầu năm nay tại Davos (Thụy Sĩ), biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và nước ngọt sẽ là những rủi ro hàng đầu đe dọa thế giới trong năm 2014. Ước tính mỗi năm biến đổi khí hậu sẽ làm kinh tế thế giới tổn thất 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương 1,2 nghìn tỷ USD. Con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2030.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Kinh tế học về biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương", trong đó cảnh báo các quốc gia ven Thái Bình Dương có thể thiệt hại từ 2,9 - 12,7% GDP vào năm 2100 vì những tác động của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, gây ra hiệu ứng nhà kính.

Biểu hiện rõ nhất về sự nóng lên của Trái đất là băng tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng cao, một loạt các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài… dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc…

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ, Australia và Canada được đăng tải trên Tạp chí Nature Climate Change ngày 26/2, hiện tượng thời tiết nóng bức có xu hướng gia tăng mạnh trên toàn thế giới. Thời tiết nóng bức là một trong số những hệ quả của tình trạng biến đ��i khí hậu, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội và đời sống của người dân. Nghiên cứu đưa ra những ví dụ cụ thể như: Đợt thời tiết nắng nóng ở Nga năm 2010 đã khiến 55.000 người tử vong. Pakistan từng ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 53,5 độ C trong năm 2010, đây là nhiệt độ cao nhất ở khu vực châu Á kể từ năm 1942.

Cũng theo báo cáo, số ngày nắng nóng của bề mặt Trái Đất đã tăng dần đều từ 10, rồi 30 và lên đến 50 ngày trong giai đoạn 1979 - 2010. Theo đánh giá của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) năm 2013, 56 quốc gia đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục mới từ năm 2001 đến 2010, trong khi chỉ có 14 quốc gia có nhiệt độ xuống thấp kỷ lục mới.

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu có liên hệ tới các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đợt lạnh kỷ lục vừa qua ở Mỹ. Theo đó, băng tan chảy nhiều, nền nhiệt ở Bắc Cực sẽ tăng, quỹ đạo quen thuộc của những cơn gió ở Bắc Cực chỉ di chuyển trong phạm vi Bắc Cực sẽ bị phá vỡ, khiến nhiều khối lạnh tiến về phía Nam.

Ngoại trưởng Mỹ nhân chuyến thăm ba nước châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia) đã kêu gọi các nước nỗ lực đối phó biến đổi khí hậu, đồng thời mong muốn thúc đẩy đàm phán một hiệp định biến đổi khí hậu toàn cầu vào năm 2015 mà trong đó Mỹ và các nước khác cam kết có những cắt giảm lịch sử đối với sự ô nhiễm do năng lượng hóa thạch.

Báo cáo của ADB khuyến nghị các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách trong khu vực cần hành động khẩn cấp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển và phát triển hướng tới các chiến lược thích ứng hiệu quả, cải thiện tính bền vững lâu dài và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các quốc gia. Điều quan trọng là các quốc gia cần tăng cường giảm thiểu lượng khí thải CO2 thông qua xây dựng và phát triển một nền kinh tế xanh tăng trưởng bền vững, tăng cường hợp tác trong vấn đề này cũng như trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bởi nếu không giải quyết một cách thỏa đáng, biến đổi khí hậu có thể sẽ đảo ngược những thành tựu phát triển của các quốc gia./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.

Tầng ozone của Trái đất đang phục hồi khả quan

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), tầng ozone của Trái đất “đang phục hồi khả quan” sau rất nhiều nỗ lực của toàn nhân loại.

Thách thức lớn cho tương lai của Liên minh châu Âu

Mối quan hệ giữa Đức và Pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của EU. Tuy nhiên, với những cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở cả hai nước, tương lai của EU đang đứng trước nhiều thách thức.