Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Chiều 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai.

Làm việc với đoàn công tác, phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" tỉnh Lào Cai thuộc lĩnh vực chuyển đổi số.

0b0a3657-1985.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Chuyển đổi số tạo động lực mới cho sự phát triển

Tại buổi làm việc, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội; tình hình phát triển lĩnh vực thông tin, truyền thông trên địa bàn và các kiến nghị, đề xuất của tỉnh Lào Cai.

Theo đó, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong đó trọng tâm là chuyển đổi số. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã lựa chọn 7 nhiệm vụ trọng tâm và 2 lĩnh vực đột phá, đó là đột phá về kết cấu hạ tầng (trong đó có đột phá về hạ tầng thông tin, viễn thông, hạ tầng số) và đột phá về phát triển du lịch. Tỉnh đã ban hành Đề án 08-ĐA/TU về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025; Nghị quyết 20-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

0b0a3562-2479.jpg
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai báo cáo tóm tắt tại buổi làm việc.

Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Lào Cai đã thành lập 1.556 Tổ công nghệ số cộng đồng; với nền tảng cửa khẩu số, đã thực hiện đầu tư hạ tầng thiết bị và hoàn chỉnh các hạng mục phục vụ công tác phân luồng tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan liên quan; nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh triển khai tích hợp 29 ứng dụng, kết nối liên thông với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch cũng được triển khai; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Lào Cai cũng đang triển khai các dự án về thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Vấn đề an toàn, bảo mật thông tin ngày càng được quan tâm thực hiện...

quan-diem-cua-su-phat-trien-326.jpg
Quan điểm của sự phát triển về chuyển đổi số của tỉnh Lào Cai.

Nhiều kỳ vọng mới từ chuyển đổi số

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tỉnh xem chuyển đổi số như là một giải pháp thiết thực hướng đến cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, theo xu hướng sẽ sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Chuyển đổi số là công cụ để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cải cách thủ tục hành chính thực chất để phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Từ đó làm thay đổi chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nâng chỉ số hạnh phúc.

0b0a3640-9755.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai phát biểu tại buổi làm việc.

Một trong những lĩnh vực mà tỉnh Lào Cai xác định là khâu đột phá để tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ 2025 - 2030 và những năm tiếp theo là phát triển hạ tầng (trong đó có hạ tầng số); xây dựng chính quyền điện tử, cửa khẩu thông minh, đô thị thông minh, từng bước chuyển đổi số, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, kinh tế xanh và xã hội số gắn với thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành chuyển đổi số các cơ quan trong hệ thống chính trị bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông, đồng bộ…

Tuy nhiên, tỉnh đang gặp phải một số khó khăn trong quá trình triển khai chuyển đổi số như thiếu nguồn lực và nhân lực, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, nhận thức của người dân còn hạn chế, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và đa dạng… Điều này đòi hỏi phải có quyết tâm cao độ để vượt qua.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn đồng chí Bộ trưởng và các chuyên gia tư vấn những giải pháp, định hướng để tỉnh Lào Cai có thể khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số. Đồng thời nhấn mạnh một số vần đề và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, hỗ trợ tỉnh Lào Cai, như định hướng chuyển đổi số toàn diện cả 3 trụ cột về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; xác định các giải pháp chuyển đổi số để thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển: Một trục động lực, hai cực phát triển, ba vùng kinh tế, bốn trụ cột phát triển kinh tế; xây dựng cửa khẩu thông minh, đô thị thông minh; xây dựng hệ thống thông tin có tích hợp bản đồ số để chia sẻ dữ liệu hạ tầng, mạng lưới của các doanh nghiệp, cập nhật và ứng dụng công nghệ AI phục vụ dự báo và ứng phó với thiên tai; đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cho tỉnh…

0b0a3878-copy-1296.jpg
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các ngành, đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ số tham gia thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực thông tin - truyền thông, chuyển đổi số, phát triển hạ tầng cũng như đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tạo sự đột phá từ chuyển đổi số

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long đã nêu một số gợi ý cho Lào Cai để thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số liên quan đến 7 thành phần cơ bản của khung chuyển đổi số cấp tỉnh.

0b0a3711-7226.jpg
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long nêu một số gợi ý cho Lào Cai.

Về thể chế, Bộ Thông tin và Truyền thông gợi ý tỉnh Lào Cai bám sát hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, xây dựng, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 của địa phương; ưu tiên ứng dụng công nghệ số đưa hoạt động chỉ đạo, điều hành của địa phương lên môi trường điện tử, dựa trên dữ liệu; triển khai mạnh mẽ các giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số của cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để cải thiện chỉ số DTI, đặc biệt lưu ý các chỉ số còn hạn chế như hạ tầng số, an toàn thông tin và hoạt động kinh tế số.

Về hạ tầng, gợi ý tỉnh Lào Cai xây dựng và phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động để đảm bảo phát triển hạ tầng viễn thông thuận lợi, an toàn và bảo vệ cảnh quan, môi trường; đầu tư hạ tầng cáp quang, di động, trung tâm dữ liệu, hạ tầng IoT; phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng như định danh số, xác thực số, thanh toán số và hóa đơn số, tích hợp và chia sẻ dữ liệu, xác thực văn bản số, chữ ký số và chứng thực chữ ký số...

0b0a3763-9954.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết luận buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Nếu Lào Cai chọn thêm một nội dung để làm trung tâm, hạt nhân xuyên suốt trong giai đoạn tới năm 2030 thì nên chọn chuyển đổi số. Chuyển đổi số là sự hội tụ của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của đổi mới sáng tạo và của cuộc cách mạng 4.0, hội tụ trong mình cả 4 sức mạnh của thời đại. Sử dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra sự phát triển đột phá, sự phát triển nhanh và bền vững; chưa bao giờ nhân loại có được sự hội tụ lớn như vậy. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai có tinh thần đổi mới, đi đầu, cùng với sự trợ giúp của Bộ Thông tin và Truyền thông, của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam thì sự nghiệp chuyển đổi số chắc chắn sẽ thành công, sẽ nhanh hơn và sẽ có sự phát triển đột phá trong tương lai.

0b0a3998-1064.jpg
Tỉnh Lào Cai tặng quà lưu niệm Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông.
0b0a3968-4277.jpg
Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông tặng quà lưu niệm lãnh đạo tỉnh Lào Cai.
https://baolaocai.vn/doan-cong-tac-bo-thong-tin-va-truyen-thong-lam-viec-voi-tinh-lao-cai-post391872.html
Theo Mai Dương - Phạm Bằng/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...