Khoảnh khắc ấn tượng trên đường đua cao nguyên trắng

Đến với Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè năm 2024 với chủ đề "Nghiêng say vó ngựa cao nguyên", du khách thập phương đã được mãn nhãn với từng bước chạy tại giải đua ngựa truyền thống lần thứ 17. Giải đua năm nay đã mang đến nhiều bất ngờ khi lần đầu tiên nài ngựa huyện Bát Xát giành ngôi "mã vương".
z5519134562281_57ac80e7d73546bc5790ddf107823b7a.jpg
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
z5519134588136_24b55d435104789749dc05db3a858701.jpg
Giải đua được tổ chức hằng năm có sự tham gia của những "kỵ sỹ" vùng cao - những người dùng ngựa thồ vốn quen việc chuyên chở hàng ra ruộng vườn hoặc lên nương để làm ngựa đua.
z5519134611341_e54e858e13e99822270c04d60a65efbd.jpg
Những chú tuấn mã tham gia giải đua là giống ngựa địa phương, không sử dụng giống ngựa lai, ngựa nhập ngoại.
z5519134588137_ff88e1b049e36a3ac1902a3313e0904b.jpg
Đã thành thông lệ, hằng năm vào mùa mận chín cũng là lúc du khách đến Bắc Hà để đắm say trong vũ điệu cao nguyên, đón xem và cổ vũ giải đua ngựa truyền thống. Tại giải đua, những "kỵ sỹ" người Tày, Nùng, Dao, Mông... đem đến những màn rượt đuổi đầy kịch tính.
z5519134535649_6b979cb6cc49199b503f62945ffe7da6.jpg
Những khúc cua là nơi để các nài ngựa thể hiện bản lĩnh của mình. Nếu đủ khéo léo và quyết đoán, những khúc cua sẽ mang đến bước ngoặt lớn tại vòng đua để có thể bứt tốc bỏ xa đối thủ.
z5519134535615_9f8531919ce2486d06c445091a8fe5b1.jpg
Những bước chạy như lướt đi trên mặt sân, tiếng vó ngựa rền vang, tạo không khí vui tươi của ngày hội lớn trên Cao nguyên trắng.
z5519134562210_72fe2dbb7f5c6a77420ea65653ba305b.jpg
Sự cố đáng tiếc tại vòng đấu khi "kỵ sỹ" không may rơi khỏi ngựa đua. Dù chủ đã ngã xuống, ngựa đua vẫn băng băng tiến về phía trước. Rất nhanh sau đó, đội ngũ y tế đã kịp thời sơ cứu, chăm sóc cho nài ngựa. Rất may không có chấn thương nguy hiểm sau pha ngã ngựa hi hữu này.
z5519134512463_735debd09f5ff64cae92655325a3b3a1.jpg
Cuộc đua tam mã đầy gay cấn. Các nài ngựa liên tục rượt đuổi nhau trên từng mét sân.
z5519134611323_15ad6903cd50296d5e2e036a0eb05ee7.jpg
Vòng đua cuối cùng, ngựa đua số 79 và 77 thuộc 2 nài ngựa của huyện Bát Xát lần đầu tiên giành ngôi quán quân và á quân của giải đấu. Xếp thứ 3 và thứ 4 là 2 nài ngựa huyện Bắc Hà.
z5519134535695_4d62a2dc24eaa544c998c5443525c6fa.jpg
Nài ngựa Tráng A Giờ đến từ xã Y Tý, huyện Bát Xát lần đầu tiên giành ngôi vương sau 3 lần tham gia Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà. Theo chia sẻ của anh Giờ, trước thời gian đua 1 tháng, anh Giờ mới bắt đầu có thời gian "luyện ngựa". Trước đó, chú ngựa đua này vẫn chăm chỉ làm việc của một ngựa thồ thông thường.
 
z5519134512462_27a2e98882c2596e5c072812eb0133e8.jpg
Niềm vui chiến thắng.

Khoảnh khắc ấn tượng trên đường đua cao nguyên trắng | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai

Tết Đoan Ngọ - mong mùa bội thu

Tết Đoan Ngọ là lễ truyền thống quan trọng của nhiều dân tộc trong tỉnh, người dân quen gọi là tết diệt sâu bọ. Vào ngày này, nhiều hộ làm bánh gio, dâng hương tổ tiên, ăn các loại trái cây có vị chua và cơm rượu nếp... Cách đón tết Đoan Ngọ ở nhiều nơi có thể có chút khác nhau nhưng đều chung ý ‎niệm...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival sông Hồng năm 2024

Từ tháng 9/2024 đến 11/2024, tại tỉnh Lào Cai sẽ diễn ra Festival sông Hồng với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Tết đoan ngọ của người Tày ở Lào Cai

Người Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống ở Lào Cai đều có những nghi lễ truyền thống trong các dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Ngoài Tết Nguyên đán, người Tày còn có Tết tháng Ba - thanh minh, Tết tháng Năm - đoan ngọ, Tết tháng Bảy - Rằm tháng Bảy, Tết cơm mới - tháng 9 âm lịch. Tết tháng...