Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival sông Hồng năm 2024

Từ tháng 9/2024 đến 11/2024, tại tỉnh Lào Cai sẽ diễn ra Festival sông Hồng với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Một góc thành phố Lào Cai

Festival sông Hồng với chủ đề “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” được tỉnh Lào Cai chủ trì tổ chức, mời châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh dọc sông Hồng của Việt Nam tham gia.

Các hoạt động Festival sẽ tổ chức tại thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát; các hoạt động văn hóa, du lịch hưởng ứng Festival tổ chức tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế về du lịch như Sa Pa, Bắc Hà.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI FESTIVAL

-  Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa. Dự kiến từ 20h00 ngày 26/10/2024; được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, các Đài Phát thanh – Truyền hình các tỉnh dọc sông Hồng tiếp sóng.

-  Trải nghiệm không gian văn hóa và ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai và các tỉnh dọc sông Hồng (Việt Nam) và châu Hồng Hà, Vân Nam (Trung Quốc):

+ Trải nghiệm không gian văn hóa với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”: Giới thiệu những nét sinh hoạt văn hóa, các nghề truyền thống đặc trưngcủa đại diện một số đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

+ Thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Lào Cai.

+ Trải nghiệm ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai và các tỉnh dọc sông Hồng (Việt Nam) và châu Hồng Hà, Vân Nam (Trung Quốc).

-  Trưng bày ảnh đẹp, ấn phẩm, tư liệu, hiện vật về Lào Cai và văn hóa sông Hồng: Triển lãm ảnh chủ đề Lào Cai- Thành phố biên cương; Tải hiện tổ hợp về cảnh quan “Sông đầu nguồn – Núi tuyệt đỉnh” của Lào Cai; trưng bày ấn phẩm, tư liệu chủ đề “Hành trình văn hóa sông Hồng”;…

- Giải chạy Marathon “Cung đường hữu nghị” Lào Cai, Việt Nam - Hồng Hà, Trung Quốc.

- Giải đua xe đạp quốc tế “Một đường đua - hai quốc gia”.

- Giải vô địch Golf tỉnh Lào Cai mở rộng năm 2024.

- Hội thảo quốc tế “GIải pháp thúc đẩy hợp tác, phát triển giữa các tỉnh lưu vực sông Hồng - Việt Nam và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

- Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Lào Cai, sông Hồng với chủ đề “Sông Hồng- mạch nguồn cảm xúc”

 

Festival sông Hồng được tổ chức nhằm tăng cường liên kết, giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa, du lịch của các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh dọc sông Hồng Việt Nam với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, du lịch của tỉnh Lào Cai; đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào Cai trong xu hướng hội nhập, phát triển chung của cả nước.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai