Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát triển tại hai nước Ðông Bắc Á.

Các cụ bà đang trò chuyện tại tỉnh Kumamoto, tháng 4-2018. (Ảnh: Kyodo News)

Những ngôi nhà bỏ hoang ở Nhật Bản được biết đến với cái tên "akiya", thuật ngữ chỉ những ngôi nhà vô chủ ở khu vực nông thôn hẻo lánh của nước này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều "akiya" xuất hiện tại các thành phố lớn như Tokyo và Kyoto.

Số liệu khảo sát Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản vừa công bố cho thấy, số lượng nhà bỏ hoang ở nước này tăng khoảng 80% trong 20 năm qua, lên mức cao kỷ lục gần 9 triệu nhà.

Số liệu khảo sát Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản vừa công bố cho thấy, số lượng nhà bỏ hoang ở nước này tăng khoảng 80% trong 20 năm qua, lên mức cao kỷ lục gần 9 triệu nhà.

Ông Jeffrey Hall, giảng viên tại Ðại học Nghiên cứu Quốc tế Kanda ở Chiba cho rằng, vấn đề không nằm ở chỗ xây quá nhiều nhà, mà là không có đủ người ở. Ðây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm dân số nghiêm trọng tại Nhật Bản.

Những câu chuyện liên quan già hóa dân số không chỉ có Nhật Bản, mà còn ở nhiều nước châu Á. Năm nay, trường tiểu học Bugye ở thành phố Daegu của Hàn Quốc chỉ đón một học sinh lớp 1.

Ðáng lo ngại, đây là tình trạng phổ biến ở Hàn Quốc. Hơn 150 trường tiểu học tại Hàn Quốc năm nay không có học sinh lớp 1 nhập học. Nhiều trường buộc phải hủy lễ khai giảng, thậm chí đóng cửa vì không có học sinh. Năm 2024, chỉ khoảng 369.000 trẻ em báo danh học tiểu học, đánh dấu số lượng học sinh vào lớp 1 thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê năm 1970.

Thực tế nêu trên cho thấy bức tranh ảm đạm về khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng sâu sắc tại hai quốc gia Ðông Bắc Á. Trong bài phát biểu mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhấn mạnh, tỷ lệ sinh thấp có thể được coi là tình trạng khẩn cấp cấp quốc gia. Chính phủ đã nỗ lực trong nhiều năm qua nhằm đảo ngược xu thế đáng lo ngại này, nhưng Hàn Quốc vẫn là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.

Hơn 150 trường tiểu học tại Hàn Quốc năm nay không có học sinh lớp 1 nhập học. Nhiều trường buộc phải hủy lễ khai giảng, thậm chí đóng cửa vì không có học sinh. Năm 2024, chỉ khoảng 369.000 trẻ em báo danh học tiểu học, đánh dấu số lượng học sinh vào lớp 1 thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê năm 1970.

Năm 2023, tỷ lệ sinh trung bình ở Hàn Quốc là 0,72 trẻ/phụ nữ, con số này thấp hơn rất nhiều so mức là 2,1 trẻ/phụ nữ cần thiết để duy trì dân số ổn định mà không cần người nhập cư. Với tỷ lệ sinh như hiện nay, dân số Hàn Quốc được dự báo sẽ giảm gần một nửa, còn 26,8 triệu người vào năm 2100.

Câu chuyện khủng hoảng nhân khẩu học Nhật Bản cũng tương tự trường hợp Hàn Quốc, khi số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp và chạm mức thấp kỷ lục. Theo đó, tỷ lệ trẻ em trên tổng dân số nước này chỉ còn 11,3%, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 1950.

Thực tế tuổi thọ trung bình tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm càng thúc đẩy xu hướng già hóa dân số. Tình trạng dân số già tại Hàn Quốc ở mức báo động, với khoảng 30% số dân sẽ ở độ tuổi 75 trở lên vào năm 2073.

Giới chuyên gia nhận định, cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đã trở thành rủi ro hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như hệ thống phúc lợi xã hội tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bộ Lao động Hàn Quốc nhấn mạnh, năm 2032, nước này cần bổ sung gần 900.000 nhân lực vào thị trường lao động để ngăn chặn tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế do lực lượng lao động giảm.

Trong khi đó, kết quả khảo sát do Teikoku Databank công bố mới đây cho thấy, hơn 300 doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động trong tài khóa 2023 (kết thúc vào ngày 31/3/2024) do thiếu nhân viên. Chính phủ Nhật Bản ước tính, đến năm 2050, chi phí chăm sóc người cao tuổi sẽ tăng 75% so mức của năm 2019.

Già hóa dân số được ví là "cơn đau đầu kinh niên" đối với nền kinh tế và xã hội Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính phủ các nước đang triển khai thêm nhiều biện pháp và chính sách để cải thiện tình hình. Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa công bố kế hoạch thành lập một bộ mới để khắc phục tình trạng tỷ lệ sinh thấp. Chính phủ Nhật Bản cũng thông qua dự luật tăng trợ cấp cho trẻ em...

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lưu ý, già hóa dân số là thách thức lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như việc bảo đảm chất lượng cuộc sống người dân. Việc xây dựng các biện pháp ứng phó chủ động, toàn diện là bước đi cần thiết để hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.

Bài toán khó về nhân khẩu học (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...