Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 mới qua 11 tháng đã lập kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục cũ đã lập trong cả năm 2011 (6,014 triệu lượt người).

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng như sau:

 

 

LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM (Nghìn lượt người) -
Nguồn: Tổng cục Thống kê

 

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam được nhận diện theo các góc độ khác nhau.

Trước hết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 mới qua 11 tháng đã lập kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục cũ đã lập trong cả năm 2011 (6014 nghìn lượt người). So với cùng kỳ năm trước, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm nay đã tăng 11,4%.

Trong điều kiện quốc tế và trong nước như trong năm 2012 này, việc đạt được tốc độ tăng ở mức hai chữ số là kết quả đáng khích lệ và là một trong những kết quả nổi bật trong các ngành, lĩnh vực.

Nếu tháng 12 tới, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng đạt được như tháng 11 (656 nghìn lượt người), thì cả năm nay sẽ đạt xấp xỉ 6,7 triệu lượt người, vượt xa kỷ lục cũ và cao hơn nhiều so với các năm trước đó (2010 đạt 5,05 triệu, 2009 đạt 3,75 triệu, 2008 đạt 4,24 triệu, 2007 đạt 4,23 triệu, 2006 đạt 3,58 triệu,…) khi đó, bình quân 100 dân đã có trên 7 lượt khách quốc tế, cao gấp 5 lần năm 1995, gấp 3 lần năm 2000 và gấp đôi năm 2005.

Tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đạt được ở tất cả các mục đích đến với tốc độ tăng khác nhau.

Lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng tuy tăng tăng thấp hơn tốc độ tăng chung (9,4% so với tăng 11,4%), nhưng lại có số lượng đông nhất (chiếm 60% tổng số). Nếu tháng 12 tới đạt bằng với tháng 11 (400 nghìn lượt người), thì cả năm sẽ đạt 4 triệu lượt người, vượt xa so với kỷ lục 3,65 triệu lượt người của cả năm 2011.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vì mục đích công việc đứng thứ hai và có tốc độ tăng cao nhất trong các mục đích đến và cao hơn tốc độ tăng chung (tăng 17,1%). Đây là kết quả tích cực, đồng thời cũng là tín hiệu khả quan thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam để khảo sát, hoạt động đầu tư, thương mại vẫn được quan tâm bởi tình hình ở Việt Nam đang là thời cơ khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang giảm sút, việc hợp tác mua lại thuận lợi.

 

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến VN trong 11 tháng qua

Thời cơ cũng đến bởi từ năm 2012 Việt Nam mở rộng cửa hơn đối với lĩnh vực thương mại đối với khu vực và đến năm 2017 trở thành nền kinh tế thị trường theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Lượng người về thăm thân nhân đông thứ 3 (chiếm 17,4% tổng số) và có tốc độ tăng cao thứ hai trong các mục đích đến (tăng 15,5%) và cao hơn tốc độ tăng chung. Đối với Việt Nam đây là một ưu thế do có gần 4 triệu Việt kiều và trên 400 nghìn người làm việc ở nước ngoài. Cùng với lượng người về thăm thân nhân thì lượng kiều hối gửi về Việt Nam liên tục tăng lên, khả năm cả năm nay có thể đạt trên 10 tỷ USD, vượt kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (9 tỷ USD). Nếu tháng 12 tới, lượng người về thăm thân nhân tương đương với tháng 11, thì cả năm nay sẽ đạt 1,16 triệu lượt người, vượt qua kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (1,01 triệu lượt người).

Khách quốc tế đến vì các mục đích khác (ngoài các mục đích trên, như học tập, chữa bệnh,…) có số lượng ít nhất (329 nghìn lượt người) và tăng thấp nhất (3,5%), nếu như tháng 12 tới đạt bằng với tháng 11 thì cả năm nay sẽ đạt khoảng 361 nghìn lượt người cũng vượt đỉnh điểm của năm 2011 (352 nghìn lượt người)

Đạt được các kết quả như trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân quan trọng là Việt Nam là “đất lành chim đậu” bởi có nhiều danh lam thắng cảnh, có sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, có lòng thân thiện, mến khách,… Việc đầu tư, việc khắc phục những hạn chế bất cập,… đã đẩy mạnh hơn,…

Lượng ngoại tệ thu được từ khách quốc tế đến Việt Nam năm nay có thể đạt kỷ lục mới: tạm tính với 6,7 triệu lượt người với chi tiêu bình quân 1 lượt khách là 1000 USD, thì năm nay sẽ đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng gần 1,1 tỷ USD so với mức kỷ lục 5,62 tỷ USD của năm 2011.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...