Sợi "bình an"

Tục buộc chỉ cổ tay là một nghi thức cầu an từ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số ở Lào Cai như Tày, Thái, Giáy, Nùng… Chỉ một hoặc vài sợi chỉ (tết vào nhau) màu đen, xanh hoặc đỏ nhưng chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa, đem theo bao ước nguyện cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn đến cho bạn bè, người thân và quê hương, làng bản. Sợi chỉ ấy được ví như sợi “bình an”.
2.jpg

Tục buộc chỉ cổ tay thường được thực hiện trong lễ gọi vía (cầu an) cho phụ nữ mang thai, lễ mừng đầy tháng cho trẻ, lễ hội xuống đồng đầu năm, lễ giải hạn… Những chiếc vòng tay bằng chỉ khi ấy không đơn thuần như một món trang sức, mà đằng sau đó là nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần lạc quan của người dân.

3.jpg

Ngày cuối năm, có dịp cùng những người bạn đến gia đình ông Hoàng Văn Canh, ở thôn Nà Hin, xã Dương Quỳ (Văn Bàn), tôi rất ấn tượng với tục buộc chỉ cổ tay của người Tày nơi đây. Sau bữa cơm thân tình và những phút trò chuyện vui vẻ bên ấm trà mạn, ông Hoàng Văn Canh - thầy mo có tiếng trong vùng lấy vài sợi chỉ đen đưa lên miệng, lầm rầm bài khấn rồi buộc vào cổ tay cho tôi và những người cùng đoàn.

4.jpg
 

Theo ông Hoàng Văn Canh, trong quan niệm của người Tày, con người được sinh ra gồm phần hồn vía và phần thể xác, trong đó phần hồn vía là quan trọng hơn cả. Đàn ông có 7 vía, phụ nữ thì 9 vía. Vì vía của mỗi người nhiều như vậy nên mỗi khi đi đến nơi xa lạ hoặc đêm tối dễ bị lạc đường hoặc bị ma quỷ bắt. Khi một người có một hoặc nhiều vía đi lạc khỏi cơ thể thì sức khỏe sẽ gặp vấn đề, có người còn bị ốm đau lâu ngày không khỏi. Tục buộc chỉ cổ tay kèm ý nghĩa gọi vía, giữ vía hay buộc vía lại để con người khỏe mạnh, minh mẫn, tai qua nạn khỏi. Những người đã được buộc chỉ cổ tay thì ma quỷ sẽ biết rằng người này đã có vợ, có chồng hoặc được một thầy mo bảo trợ, chớ có động vào.

5.jpg

Đồng bào Giáy cũng có tục buộc chỉ cổ tay với ý nghĩa tương tự. Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Phổ, 81 tuổi, người Giáy, ở xã Quang Kim (Bát Xát) là bà Then có tiếng trong vùng, với 36 năm kinh nghiệm làm Then.

6.jpg
 

Bà Phổ thuận miệng: Người Giáy thường làm lễ buộc chỉ cổ tay vào dịp lễ thầy (ngày mùng 3 tháng Giêng), lễ giải hạn… Sau khi phần nghi lễ kết thúc, thầy Then sẽ buộc chỉ vào cổ tay người hành lễ, cũng nhằm buộc hồn, buộc vía lại, mong bình an, may mắn, phúc, lộc.

8.jpg

Không cầu kỳ, không tốn kém, cũng không mang nặng vấn đề mê tín dị đoan, tục buộc chỉ cổ tay đơn thuần là một nghi thức cầu an từ xa xưa của nhiều dân tộc. Sợi chỉ buộc tay trở thành vật linh thiêng ẩn chứa trong đó niềm mong mỏi cuộc sống bình an, may mắn cho mỗi người và quê hương, làng bản.

7.jpg
 

Trình bày: Hoàng Thu

https://baolaocai.vn/soi-binh-an-post380042.html#380042|recommendation-8|2

Theo Hoàng Thương/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai