Phụ nữ Thu Lao với nghề dệt truyền thống

Trồng bông, xe sợi, dệt vải là một trong những phong tục, tập quán lâu đời vẫn được phụ nữ Thu Lao lưu giữ ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai.
1-6466-624.jpg
Để tạo ra sản phẩm như váy, áo, mũ, địu, người Thu Lao phải trải qua nhiều giai đoạn như: Trồng bông, kéo sợi, dệt vải... Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mẩn của đôi tay. Trong ảnh: Bà Lìu Sủ Chắn, năm nay 72 tuổi đã có hơn 50 năm gìn giữ nghề truyền thống kéo chỉ ra các ống suốt nhỏ để đưa vào con thoi dệt vải.
2-4047-1765.jpg
Chị Khẩu Thị Sế, 40 tuổi là con bà Lìu Sủ Chắn từ nhỏ đã được mẹ chỉ bảo, dạy cách kéo sợi bông, dệt vải và cắt, khâu những bộ trang phục độc đáo của người Thu Lao. Chị chia sẻ: Được học tập và nối nghề của mẹ, tôi cũng sẽ dạy cho con gái và cháu của mình nghề truyền thống.
4-2884-1061.jpg
Khi mùa vụ đã xong, đa phần phụ nữ Thu Lao ở vùng cao Si Ma Cai không nghỉ ngơi mà chuyển sang việc thu bông, sau đó sẽ truyền dạy cho con cháu cách cán bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu may váy áo. Ngày nay, không phải hộ nào cũng gìn giữ được nghề dệt, thế nhưng nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của bà con...
 
3-8806-1538.jpg
... và vẫn được trao truyền qua nhiều thế hệ.
1-5603-5973.jpg
Nhiều công đoạn đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và sức sáng tạo riêng của mỗi người.
6-226-5203.jpg
Gia đình bà Séo Thị Là cũng là một trong những hộ giữ nghề dệt đã nhiều đời. Trong ảnh: Bà Là sử dụng khung cửi có tuổi đời trên 50 năm do mẹ chuyển lại để dệt vải.
 
2-5433-4644.jpg
3-9802-10.jpg
Luồn chỉ, đưa thoi... mọi công đoạn được bà Là thực hiện một cách thuần thục.
9-1299-2539.jpg
Từ những mảnh vải đã được dệt, phụ nữ Thu Lao sẽ cắt, khâu thành các bộ váy, áo, mũ, địu... phục vụ cho bản thân và người trong gia đình. Ngày nay, nghề truyền thống này vẫn được duy trì như một cách bảo vệ văn hóa độc đáo của người Thu Lao và tạo ra những bộ trang phục bền, đẹp cho thế hệ mai sau.

https://baolaocai.vn/phu-nu-thu-lao-voi-nghe-det-truyen-thong-post378134.html

Theo Hữu Huỳnh - Hoàng Thu/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...