Sa Pa đón quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen

Tối 31/12, UBND thị xã Sa Pa đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.

Dự buổi lễ có các đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; Thường trực Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sa Pa.

disanthocam-4-9783.jpg
Đại biểu tham dự lễ công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
disanthocam-1-5751.jpg
Bà Đinh Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh công bố quyết định công nhận.

Nghệ thuật làm trang phục người Mông đen thị xã Sa Pa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tộc người. Bộ trang phục truyền thống của người Mông đen Sa Pa mang giá trị thẩm mỹ cao, nổi bật là các hoa văn trang trí trên trang phục thông qua kỹ thuật thêu, ghép vải và in sáp ong. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống là đứa con tinh thần của cộng đồng Mông đen ở thị xã Sa Pa. Thông qua nghệ thuật trang trí, họ gửi gắm khát vọng cháy bỏng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

disanthocam-2-3489.jpg
Trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen cho thị xã Sa Pa.

Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định 3433/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 
disanthocam-3-767.jpg
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại lễ công bố quyết định và trao chứng nhận, ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Sa Pa rất tự hào đón nhận thêm chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia về nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen, nâng tổng số di sản được công nhận tại Sa Pa lên 14 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn, góp phần thiết thực vào giữ gìn và phát huy sự phong phú, đa dạng của bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa nói riêng, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn bè trong nước, quốc tế biết đến sự đa dạng và nét đẹp trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số thị xã Sa Pa.

disanthocam-6-2363.jpg
Rất đông người dân và du khách thưởng thức các tiết mục văn nghệ với trang phục người Mông đen.
disanthocam-8-9296.jpg
Trẻ em Sa Pa hát bài "Bốn phương trời" bằng tiếng Mông và tiếng Việt trong trang phục Mông đen.
disanthocam-5-8783.jpg
 
disanthocam-7-5268.jpg

Tại lễ công bố quyết định và trao chứng nhận các đại biểu, người dân và du khách đã được thưởng thức nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ gắn với trang phục của người Mông đen.

disanthocam-10-5586.jpg
disanthocam-9-3798.jpg
disanthocam-11-7996.jpg
 
disanthocam-12-1174.jpg

Đặc biệt, là màn trình diễn thời trang trang phục truyền thống và trang phục ứng dụng nghệ thuật trang trí dân tộc Mông của nhà thiết kế Vũ Việt Hà. (ảnh trên)

https://baolaocai.vn/sa-pa-don-quyet-dinh-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-doi-voi-nghe-thuat-lam-trang-phuc-dan-toc-mong-den-post377978.html

Theo Đức Phương/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...