Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện); có 152 đơn vị hành chính cấp xã, dân số hơn 700 nghìn người với 25 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 66,21% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức về pháp luật còn hạn chế.

Tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho đồng bào dân tộc tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa.

Xác định nhiệm vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, vậy nên sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg về “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung các văn bản liên quan thiết thực đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật BHXH, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Căn cước công dân, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật An ninh mạng, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người, các quy định về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kế hoạch hóa gia đình, các quy định liên quan đến tảo hôn, cận huyết thống, chống bạo lực gia đình và hủ tục lạc hậu, bảo vệ và phát triển rừng; chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chính sách về an sinh xã hội, chính sách dân tộc của trung ương, của tỉnh…  

Tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số qua các Hội thi tìm hiểu pháp luật.

Trong năm 2023, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan và đơn vị trong việc triển khai 4 Hội nghị PBGDPL, tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật mới cho khoảng 800 đại biểu. Bên cạnh đó, 32 Hội nghị PBGDPL và các hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng được tổ chức tại tỉnh và các địa phương, thu hút sự tham gia của 5.690 đại biểu. Trang thông tin điện tử PBGDPL của tỉnh cũng cập nhật thường xuyên với 680 tin, bài, ảnh, biên soạn và cấp phát 5.600 cuốn tài liệu, cùng 5 chuyên đề pháp luật. Tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với các đơn vị liên quan; các nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông chính sách pháp luật, thu hút 500 đại biểu.

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được đa dạng hóa như phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật) thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa truyền thanh, internet, báo đài)…

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được gắn kết chặt chẽ với công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố xét xử, công tác dân vận, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời trong việc vận động, giáo dục quần chúng nhân dân tích cực, chủ động tự nghiên cứu tìm hiểu pháp luật và tham gia, hưởng ứng các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật...

Nhìn chung, việc triển khai Quyết định số 1163/QĐ-CP ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh đã được các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện tương đối nghiêm túc và có hiệu quả. Sở Tư pháp đã phát huy tốt vai trò là Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh trong việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác PBGDPL, trong đó có tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.  Nhiều ngành, nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo, đa dạng hoá các hình thức PBGDPL. Nội dung tuyên truyền sát với thực tế, hình thức phổ biến gần gũi với người dân, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật tại các địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần ổn định tình tình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển - kinh tế xã hội.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Tăng cường tuyên truyền, PBGDPL cho người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là người dân ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân và Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 04/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc, đồng bộ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách của tỉnh về công tác PBGDPL, trong đó có các chính sách về miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác PBGDPL nói chung và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng; tăng cường đầu tư nguồn lực, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh./.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...