Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc cùng sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,8% dân số. Sự đa dạng các dân tộc thiểu số đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về văn hóa riêng có của Lào Cai. Đây là yếu tố quan trọng để khai thác tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Lào Cai, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Với đặc thù một tỉnh miền núi biên giới, Lào Cai nổi tiếng với các chợ phiên độc đáo. Chợ phiên chiếm tới hơn 60% về số lượng các chợ hiện có. Các chợ này thường họp từ 1 đến 2 ngày/tuần, trong đó có thể kể đến một số chợ nổi tiếng như: chợ phiên Bắc Hà (huyện Bắc Hà), là 1 trong 10 phiên chợ độc đáo nhất Đông Nam Á; chợ phiên Cốc Ly (huyện Bắc Hà), chợ Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), là chợ trâu lớn nhất các tỉnh trong Vùng Trung du miền núi phía bắc,... Các phiên chợ vùng cao là những hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế.

Không chỉ có chợ phiên, Lào Cai có 54 di tích được xếp hạng trong đó có 22 di tích được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, 32 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc sắc văn hoá của bà con dân tộc thiểu số còn phải kể đến khoảng 40 lễ hội dân gian truyền thống đang là điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước. Nghệ thuật âm nhạc dân gian của Lào Cai rất đa dạng, phong phú và đặc sắc. Chỉ tính riêng nhạc khí, Lào Cai đã có đủ 10 họ, với 11 chi, thuộc các thể loại của các nhóm dân tộc khác nhau. Về nghệ thuật dân ca, dân vũ, Lào Cai có khoảng gần 100 điệu múa khác nhau.

Du khách đến với Lào Cai không thể quên thưởng thức món ăn mang sắc màu dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, bánh chưng đen; xôi ngũ sắc; phở chua, cơm lam ống nứa và thịt trâu sấy… Ẩm thực dân tộc bắt nguồn từ những sản phẩm sẵn có ở địa phương, nguyên liệu chế biến món ăn đều từ chính bàn tay người dân bản địa chế biến với gia vị riêng. Lào Cai đã và đang phát triển các sản phẩm nông nghiệp bản địa thành sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thưởng thức, mua sắm của khách du lịch như: lợn đen, gà đen, tương ớt Mường Khương, gạo Séng Cù, lạp xườn, thịt trâu sấy, chè chất lượng cao,… Tập trung đầu tư phát triển dược liệu thành vùng hàng hoá gắn với phát triển du lịch.

Để phát huy những tiềm năng du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngành du lịch tỉnh Lào Cai đang tập trung các giải pháp thiết thực. Đầu tư chống xuống cấp và tổ chức tour du lịch riêng về trải nghiệm di tích lịch sử Khu Chạm khắc cổ Sa Pa, di tích danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa, ruộng bậc thang Thung lũng Thề Pả;  Bảo tồn, tôn tạo hang động Na Măng, động Hàm Rồng khai thác hành điểm thăm quan mới; Hang động Mường Vi,… Bảo tồn, khai thác các di sản văn hóa phi vật thể thành sản phẩm du lịch: Tết tháng Bảy người Mông Xanh (xã Nậm Xé - huyện Văn Bàn); Nghi lễ Xuống đồng (Lễ hội lồng tồng) người Tày; Nghi lễ Cấp sắc Dao; Nghi lễ Cầu làng (áy lay) Dao Họ (xã Tân An);... Phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc Sa Pa với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”, hình thành 5 điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN gắn với đặc trưng 05 dân tộc. Khai thác Du lịch cộng đồng của Bát Xát, hình thành các làng Du lịch cộng đồng gắn với đặc trưng các dân tộc Hà Nhì. Các sản phẩm chương trình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống: Lễ Tết nhảy người Dao Đỏ, Lễ hội Gầu Tào người Hmong, Lễ hội Xuống đồng (lồng tồng) người Tày (Tà Chải, Bắc Hà), Lễ hội Roóng Poọc người Giáy (Tả Van, Sa Pa), Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì (Y Tý, Bát Xát). Xây dựng Chương trình "hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang - Tây Bắc”: Xây dựng các điểm dừng chân ngắm cảnh, các công trình vệ sinh, bãi đỗ xe trên các cung đường trải nghiệm và triển khai chương trình du lịch chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai tại thị xã Sa Pa (Tả Van) và huyện Bát Xát (Y Tý). Tôn tạo đầu tư bảo tồn khu Bãi đá cổ Sa Pa, Dinh Hoàng A Tưởng Bắc Hà trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Xây dựng Chương trình du lịch khám phá nét văn hóa của chợ phiên vùng cao phục vụ khách du lịch: Quy hoạch, sắp xếp lại không gian Chợ Văn hóa Bắc Hà, Chợ Cán Cấu (Si Ma Cai), Chợ Pha Long (Mường Khương), các Chợ Mường Hum, Y Tý (Bát Xát),...

Đến năm 2050, Lào Cai phấn đấu trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, thể thao mạo hiểm xanh và thông minh hàng đầu Việt Nam và khu vực gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng núi, nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm khác việt và đích thực vượt cả sự mong đợi với những cảm xúc đặc biệt trên mỗi hành trình./. 

Thu Hiền

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...