Phụ nữ xã Thẳm Dương nâng cao thu nhập với mô hình cốm “Khảu Tan Đón”

Thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) đã xây dựng mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm “Khảu Tan Đón” do phụ nữ làm chủ. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình đã góp phần tăng giá trị canh tác đất cấy lúa lên gấp đôi và quan trọng hơn là nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ.
A0.jpg
Cây lúa nếp trên đồng đất Thẳm Dương cho ra những hạt gạo với vị ngon đặc biệt.

Xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn vốn được coi là mảnh đất chuyên cấy giống lúa Khảu Tan Đón mà Nhân dân thường suy tôn là “Đệ nhất nếp”. Đặc biệt, đây là giống lúa để làm sản phẩm cốm nức tiếng gần xa với hương vị ngọt ngào, dẻo thơm đặc trưng.

Khi được các chuyên gia của Dự án 8 tư vấn, Hội Phụ nữ xã đã báo cáo Đảng ủy, UBND xã Thẳm Dương đồng ý cho xây dựng mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm “Khảu Tan Đón” do phụ nữ làm chủ tại 4 thôn. Mỗi thôn lập một tổ sản xuất với sự tham gia của 7 đến 10 hộ dân để tổ chức cấy giống lúa nếp địa phương, sau đó thu hoạch để làm sản phẩm OCOP 4 sao Cốm Khảu Tan Đón và các sản phẩm khác như bánh gạo, bánh chưng đen… với giá trị kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho phụ nữ.

A1.jpg
Tham gia mô hình Tổ liên kết sản xuất “Cốm Khảu Tan Đón”, các hội viên phụ nữ xã Thẳm Dương có cơ hội tăng thu nhập và làm giàu từ cây lúa nếp địa phương.

Chị Vi Thị Sơn ở thôn Bản Ngoang (xã Thẳm Dương) cho biết vụ lúa nếp năm nay, gia đình chị thu hoạch được khoảng 1,5 tấn thóc. Không giống như mọi năm bán thóc cho thương lái, năm nay gia đình chị làm cốm Khảu Tan Đón, mua máy về đóng gói đúng theo quy chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao để bán. Nếu như trước đây 1 tấn thóc nếp địa phương chỉ bán được 20 triệu đồng thì khi chuyển sang sản xuất cốm, gia đình chị thu được 60 triệu đồng.

Ngoài việc sản xuất ra sản phẩm OCOP 4 sao Cốm Khảu Tan Đón để nâng cao thu nhập, hội viên phụ nữ còn được hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử như Shopee, Voso, PostMart… để quảng bá, bán sản phẩm và thu hút khách du lịch đến tham quan, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

 
A3.jpg
A4.jpg
Cốm Khảu Tan Đón xã Thẳm Dương được người tiêu dùng ưa chuộng.

Chị La Thị Phượng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương chia sẻ: Mới đi vào hoạt động được gần một năm nhưng hiệu quả của mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm "Khảu Tan Đón” đã được khẳng định. Năm 2023, các tổ liên kết đã sản xuất, đưa ra thị trường 2 tấn cốm. Với giá bán ổn định khoảng 100 - 120 nghìn đồng/kg cốm, số tiền thu được cao hơn so với mức thu từ bán thóc của những năm trước. Hy vọng trong những năm tới mô hình này sẽ được nhân rộng để nâng cao thu nhập đáng kể cho phụ nữ trong xã. Hơn thế là góp phần tăng tình đoàn kết, gắn bó, sẵn lòng giúp nhau những lúc khó khăn trong hội viên, phụ nữ.

A5.jpg
Sản phẩm Cốm Khảu Tan Đón được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Theo ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Thẳm Dương, mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm "Khảu Tan Đón" do phụ nữ làm chủ đã góp phần thúc đẩy sản xuất lúa nếp địa phương theo hướng hàng hóa. Điều này không chỉ mang lại thu nhập cao cho nông dân mà còn góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Xã Thẳm Dương hiện có gần 100 ha trồng lúa nếp Khảu Tan Đón. Dự kiến trong năm tới sản phẩm cốm "Khảu Tan Đón" sẽ được đưa ra thị trường trong nước và quốc tế qua hệ thống các siêu thị và nhà cung cấp trên sàn thương mại điện tử.

https://baolaocai.vn/phu-nu-xa-tham-duong-nang-cao-thu-nhap-voi-mo-hinh-com-khau-tan-don-post376352.html

Theo Tùng Lâm/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Đảng viên trẻ xây dựng cáp treo nơi cao nhất Phìn Ngan

Lan tỏa tinh thần thi đua lao động, sáng tạo

Với chủ đề “Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - hành động - phát triển”, phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo đảm quốc phòng - an ninh đã được triển khai ở khắp các cơ quan, đơn vị, địa phương, từ đó nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, tập...

Lào Cai có 1 tập thể và 1 cá nhân được tôn vinh tại Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” lần thứ 11

Trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” lần thứ 11, tối 13/10, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức Lễ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 và 63 hợp tác xã tiêu biểu.

Nữ nông dân Sa Pa ''biến'' rau gia vị quen thuộc thành ''vàng'' xuất khẩu

Chị Trần Anh Xuân (SN 1990, ở thôn Sả Séng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đã biến cây tía tô từ một loại gia vị quen thuộc hàng ngày thành các sản phẩm tinh dầu, trà... được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Chi bộ Khe Thượng Làng Mới làm nhiều việc tốt

Thời gian qua, cán bộ và Nhân dân thôn Khe Thượng Làng Mới, xã Cốc Lầu đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực lao động, sản xuất, tham gia xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Bắc Hà.

HTX vùng cao 'biến nguy thành cơ' để khẳng định thương hiệu cá hồi - cá tầm thượng hạng

HTX Thức Mai là đơn vị tiên phong của tỉnh Lào Cai khi thành công đưa những sản phẩm thượng hạng được chế biến từ cá hồi và cá tầm Sa Pa tới người tiêu dùng trên mọi miền Tổ quốc. Hiện nay, HTX đang tìm giải pháp khắc phục những khó khăn trước thực trạng nghề nuôi cá nước lạnh dần bộc lộ một số...