Sa Pa có thêm 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
3c.jpg
Nhuộm chàm - một trong những công đoạn làm trang phục của người Mông đen Sa Pa.

Cụ thể, ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định 3433/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen thị xã Sa Pa đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

4b.jpg
Trang phục của người Mông đen Sa Pa không rực rỡ sắc màu, mà thể hiện giá trị qua sự độc đáo trong cách làm hoàn toàn thủ công, họa tiết, hoa văn sắc nét.

Khác với trang phục của các nhóm ngành Mông khác, trang phục của người Mông đen Sa Pa không đẹp bởi sự rực rỡ sắc màu, mà từ sự tinh tế trong cách tạo hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Trang phục của người Mông đen Sa Pa được làm hoàn toàn thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: Vải được làm từ sợi lanh, được nhuộm màu tràm tự nhiên, trang trí họa tiết, hoa văn bằng bằng sáp ong, thêu thổ cẩm… Trang phục còn là sản phẩm văn hóa tạo nên nét đặc trưng của người Mông đen. Đây là thành quả quá trình lao động cần mẫn của người phụ nữ, trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của một dân tộc.

1c.jpg
Các trường có học sinh người Mông đen theo học tích cực giáo dục truyền thống cho các em.

Ngày nay, người Mông đen Sa Pa vẫn giữ thói quen làm và sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc. Đây chính là nét duyên của đồng bào Mông đen Sa Pa, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, được rất nhiều du khách yêu thích và sử dụng.

 
2b.jpg
Du khách nước ngoài trải nghiệm công đoạn trang trí họa tiết bằng sáp ong của người Mông đen Sa Pa.

Việc công nhận Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen thị xã Sa Pa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo cơ hội để cộng đồng dân tộc Mông nơi đây thêm trân trọng, gìn giữ truyền thống lâu đời của dân tộc. Đồng thời, tích cực phát huy các giá trị nét văn hóa thành sản phẩm độc đáo phục vụ ngành công nghiệp không khói của địa phương.

Như vậy, tính đến thời điểm này, thị xã Sa Pa đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Lào Cai: Hành trình gìn giữ nghề thổ cẩm của người La Chí

Trước nguy cơ mai một nghề dệt truyền thống của người La Chí, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã nỗ lực cùng người dân khôi phục và gìn giữ nghề thổ cẩm của đồng bào La Chí, đến nay đã gặt hái những thành quả đáng ngưỡng mộ.

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

"Chắp cánh" cho văn hóa cổ

Với nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân; bảo tồn, giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống của địa phương, những năm qua, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, làm sống động những nét văn hóa cổ của các dân tộc.

Lào Cai đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ II

Chiều 5/11, tại Lễ bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I, năm 2023, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu đã trao Cờ đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người lần thứ II, năm 2028 cho đại diện lãnh đạo...

Nghề làm hương truyền thống của người Mông

Bước vào tháng 9 âm lịch, đồng bào Mông ở thôn Seo Khái Hóa, xã Sán Chải (huyện Si Ma Cai) lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu làm hương cho dịp lễ, tết cuối năm.

Câu chuyện dưới mái nhà sàn

Cánh đồng Bản Pàu vừa gặt xong một vụ lúa, chỉ còn lại những gốc rạ. Tuyến đường dài lên thôn có mùi khói đốt đồng cay cay nơi sống mũi, mùi sữa non của hương cốm mới và cả vị mặn mòi của những giọt mồ hôi. Cuối đường là những nếp nhà sàn được bà con dân tộc Tày bảo tồn nguyên vẹn. Tất cả...