Độc đáo nghi thức mừng cơm mới của người Xá Phó

Lễ mừng cơm mới của người Xá Phó (hay còn gọi là Xa Phó), xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn được tổ chức hằng năm vào tháng 8 hoặc tháng 10 âm lịch với nhiều nghi thức độc đáo. Khi những bông lúa ngoài ruộng hoặc trên nương trịu bông, người Xá Phó náo nức tổ chức nghi lễ rước hồn mẹ lúa về kho để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một năm canh tác mới. Đồng thời, dâng cơm mới mời tổ tiên, mừng cho mùa màng bội thu.
phan le (2).jpg
phan le (3).jpg
Lễ mừng cơm mới là hoạt động cuối cùng của quá trình canh tác, là thời điểm các gia đình dân tộc Xá Phó thu hoạch thành quả của mình. Lễ mừng cơm mới của người Xá Phó có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn được đồng bào duy trì, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để chuẩn bị cho ngày lễ đặc biệt này, bà chủ nhà dậy từ 3 giờ sáng đồ xôi; các thành viên trong gia đình mổ lợn, chuẩn bị các món để làm cỗ cơm mới.
phan le (4).jpg
Người dân mang xôi, đồ ăn đã chế biến lên nhà sàn, nơi diễn ra nghi lễ cúng hồn lúa và hoạt động ăn mừng mùa lúa mới.
phan le (6).jpg
Mọi thứ dùng để cúng mời hồn lúa, dâng tổ tiên như lá cây, các con vật đều được lựa chọn kỹ, cây trồng, con vật sống ở nơi sạch sẽ.
phan le (5).jpg
Mâm lễ được chuẩn bị gồm: 3 bông hoa gừng, 3 chùm cà gai, 1 gói thịt sóc, 3 quả đỗ nương, 3 quả mướp, 1 hoa chuối vỏ bi màu vàng.
phan le (8).jpg
Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, họ dậy sớm chuẩn bị cơm gói, chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần. Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến ruộng, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. Trong ảnh: Chủ nhà làm lễ đón hồn lúa.
phan le (1).jpg
Hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo).
phan le (7).jpg
Sau khi chủ nhà làm lý, chị em trong thôn sẽ cùng nhau đi gặt lúa đổi công.
phan le (10).jpg
Người Xá Phó quan niệm rằng, khi hái lúa, mọi người tuyệt đối không được chớp mắt, vì nếu chớp mắt, khi hái và buộc thành từng cum, lúa sẽ bị rụng hạt; cũng không được thở mạnh, vì nếu thở mạnh sẽ làm hồn lúa hoảng sợ mà bỏ đi khỏi ruộng.
phan le (9).jpg
Sau đó, mọi người gùi lúa trở về nhà. Phụ nữ Xá Phó dùng địu qua đầu để gùi, còn đàn ông thì dùng đòn xóc xiên qua hai cum lúa gánh trên vai trở về nhà.
le 13.jpg
Người Xá Phó đưa thóc cất trữ trên sàn gác, khi mang lúa vào nhà, chủ nhà đóng hết các cửa để tránh hồn lúa mẹ sợ mà bỏ đi. Khi mang lúa về nhà, người hái lúa sẽ đặt những cum lúa ở mẹt, chia thành 1 nắm lúa tẻ, 1 nắm lúa nếp dùng để dâng cúng. Trong ảnh: Bà con Xá Phó treo hồn lúa làm lý ở gác bếp.
phan le (11).jpg
phan le (12).jpg
Khi cơm, xôi chín, họ đổ ra mẹt đan rải lá chuối, trên đặt thịt lợn, thịt gà, chén, đũa, rượu, bát canh khoai sọ. Bày xong mâm lễ, bà chủ nhà đặt trước bàn thờ, khấn cúng mời tổ tiên về ăn cơm mới, cầu mong tổ tiên phù hộ hồn lúa năm tiếp theo mùa màng tươi tốt, bông lúa trĩu hạt, phù hộ gia đình con cháu ấm no, hạnh phúc. Ông chủ thắp hương, bày mâm cỗ khấn góc nhà gần cầu thang.
ff096a923b7aef24b66b.jpg
Cúng xong, gia chủ mời cơm khách chung vui, ăn mừng cơm mới với gia đình và người thân.

https://baolaocai.vn/doc-dao-nghi-thuc-mung-com-moi-cua-nguoi-xa-pho-post374508.html

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...