RCEP góp phần hình thành cộng đồng du lịch lớn nhất thế giới

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ định hình lại mô hình phát triển du lịch toàn cầu và giúp xây dựng một cộng đồng kinh tế du lịch lớn nhất thế giới.

Thí dụ, 8/10 khách quốc tế đến Myanamar và Hàn Quốc là từ các quốc gia thuộc RCEP. (Ảnh: Korea Herald)

Thí dụ, 8/10 khách quốc tế đến Myanamar và Hàn Quốc là từ các quốc gia thuộc RCEP. (Ảnh: Korea Herald)

Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo của Liên minh Du lịch Vùng núi Quốc tế và Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS). Báo cáo công bố hôm 16/9 vừa qua.

RCEP hiện có 15 thành viên gồm 10 thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Hiệp định thương mại tự do RCEP được ký tháng 11/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với mục tiêu dần xóa bỏ các hàng rào thuế quan của hơn 90% lượng hàng hóa của các quốc gia thành viên.

Theo Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu Du lịch của CASS, ông Jin Zhun, các mối quan hệ kinh tế thương mại quốc tế vững chắc và cởi mở sẽ góp phần tối ưu hóa thị trường khu vực, thúc đẩy trao đổi kinh tế và văn hóa, gắn kết cung cầu du lịch ở các nước.

Báo cáo cho thấy trong năm 2019, các quốc gia thuộc RCEP đã đón tổng cộng 398 triệu du khách quốc tế và cung cấp 260 triệu khách du lịch ra nước ngoài, lần lượt tương ứng với 29% và 24% tổng khách du lịch toàn cầu.

Các quốc gia thành viên RCEP còn là nguồn khách chính của khối. Thí dụ, 8/10 khách quốc tế đến Myanamar và Hàn Quốc là từ các quốc gia thuộc RCEP.

Bản báo cáo này cũng nhấn mạnh rằng trong khối RCEP, khu vực miền núi chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất liền và tạo thành không gian du lịch cốt lõi. Các nước thuộc RCEP cũng sở hữu 46 Khu vực Di sản Thế giới UNESCO ở vùng núi, cung cấp không gian lớn để phát triển du lịch vùng núi.

Ông Jin nói: “RCEP sẽ thúc đẩy vòng tuần hoàn kinh tế du lịch mạnh mẽ hơn, và các quốc gia thành viên sẽ phát triển các điểm đến hấp dẫn khách quốc tế với hơn 1/3 lượng khách và chi tiêu du lịch quốc tế”.

https://nhandan.vn/rcep-gop-phan-hinh-thanh-cong-dong-du-lich-lon-nhat-the-gioi-post773115.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...