Khám phá vẻ đẹp thanh bình của Đền Ken (Văn Bàn)

Tọa lạc trên đỉnh đồi Pù Đình, thôn Ken, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn - Đền Ken được bao bọc bởi quẩn thể cây sui, lim xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi, là điểm đến lý tưởng trong hành trình du lịch tâm linh của du khách khi đến huyện Văn Bàn.

Đến Đền Ken du khách được tận hưởng không khí trong lành, tươi mát dưới những tán cây cổ thụ.

Đền Ken được dựng vào đầu thế kỷ XIX. Năm 2006, Đền Ken chính thức được tôn tạo, xây dựng lại khang trang và được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đền là nơi thờ ông Nguyễn Hoàng Long và các vị tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã có công đánh đuổi giặc xâm lăng trên quê hương Văn Bàn, giúp Nhân dân các dân tộc nơi đây khai dựng ruộng vườn, bảo vệ bản làng. Tự hào với ngôi Đền thiêng, người dân Chiềng Ken từ già đến trẻ, ai cũng thuộc lòng câu truyện về ông Nguyễn Hoàng Long với công lao lập làng, lập xã. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 7 tháng Giêng, người dân lại tổ chức lễ dâng hương để tưởng nhớ đến công lao của ông Nguyễn Hoàng Long và các chư vị tướng lĩnh.

Đền Ken là di tích lịch sử có giá trị văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt du khách thập phương về thăm quan, chiêm bái. Ngay khi bước chân vào cổng, ngôi đền đã khiến du khách ngỡ ngàng bởi vẻ cổ kính, uy nghiêm và trầm mặc. Trấn giữ ngay trước cổng là một cây đa cổ thụ. Bước chân qua cổng chính, du khách sẽ bắt gặp 2 hàng cây lim xanh sừng sững tỏa bóng mát cho toàn bộ khu sân trước ngôi đền. Xung quanh là những vườn cây cổ thụ xanh mát, đem lại cảm giác thanh bình, yên ả. Đứng giữa đồi cây vào một ngày giữa mùa hạ mới thấy hết sự quý giá của những tán cây cổ thụ gần 300 năm tuổi này. Năm 2017, cụm cây sui tại Đền Ken đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam có cấp bằng công nhận "Cây di sản Việt Nam".

Đến Chiềng Ken, du khách không những được thành kính dâng hương tại ngôi đền linh thiêng mà còn được tận hưởng không khí trong lành, tươi mát dưới những tán cây cổ thụ. Di tích lịch sử văn hóa Đền Ken và quần thể cây sui cổ thụ là điểm đến lý tưởng trong hành trình du lịch tâm linh của du khách khi đến huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

Hương Giang

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai