Phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc

Thời gian qua, thị xã Sa Pa luôn chú trọng đến việc phục dựng, bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần đạt tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, đến các thôn, bản vùng cao ở Sa Pa đều bắt gặp hình ảnh đồng bào Mông đang vào mùa làm cao chàm, thu hái cây lanh về phơi. Đây là những nguyên liệu chính để người dân dệt vải lanh và thêu thổ cẩm. Không chỉ phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình, các sản phẩm vải lanh và thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Sa Pa có thêm thu nhập từ nghề truyền thống. Dệt vải lanh, thêu thổ cẩm, mỗi phụ nữ có thêm nguồn thu 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Trước đây, nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ may trang phục truyền thống của chính đồng bào các dân tộc thiểu số. Thế nhưng, những năm gần đây, trước nguy cơ mai một nghề truyền thống bởi sự phát triển của công nghiệp may mặc trong nước cũng như nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài có giá rẻ hơn làm thủ công đã khiến bà con không mấy mặn mà với trồng cây lanh, dệt vải… Vì vậy, cấp ủy đảng, chính quyền thị xã Sa Pa đã định hướng và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các xã, phường vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ, phát huy nghề truyền thống.

z4567388777403_c76fe070be4732db964a98e3c4bc043c.jpg

Đặc biệt, thị xã đã kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm từ vải lanh, thổ cẩm thêu tay cho bà con dân tộc thiểu số. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng, Hợp tác xã Mường Bo Xanh… đã giúp đỡ rất nhiều bà con dân tộc thiểu số ở Sa Pa phát triển và xây dựng tinh hoa thổ cẩm Việt.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Văn Tài, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng cho biết: Công ty đã đưa mẫu cho bà con làm tại nhà và thu mua sản phẩm, hoặc tổ chức cho bà con tham gia thêu thổ cẩm ngay tại Làng nghề thổ cẩm Lan Rừng. Hiện công ty đã liên kết, hợp tác với các tổ, nhóm nghề nhuộm chàm của đồng bào Tày tại xã Bản Hồ; thêu thổ cẩm, đính hạt cườm của dân tộc Xa Phó tại xã Liên Minh; thêu thổ cẩm của người Dao đỏ tại xã Tả Phìn và dệt vải lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm của người Mông đen Sa Pa…

z4567388718995_303141a25186380ce23a579ddd9b7068.jpg

Từ việc trồng cây lanh, cây chàm, làm cao chàm và tham gia các công đoạn dệt vải, thêu thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa có thêm thu nhập bên cạnh canh tác ruộng bậc thang, trồng cây dược liệu, chăn nuôi. Mỗi lao động tham gia tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm thổ cẩm thủ công, may thêu, gia công các sản phẩm có thu nhập từ 250 - 300 nghìn đồng/ngày. Bên cạnh đó, những phụ nữ khác cũng làm các sản phẩm thổ cẩm thêu tay bán cho du khách… Không chỉ bán sản phẩm từ nghề dệt vải lanh và thêu thổ cẩm truyền thống, tại các điểm du lịch cộng đồng, trình diễn nghề thủ công truyền thống còn trở thành một sản phẩm du lịch thu hút khách trải nghiệm, khám phá.

z4567388833740_ae0051ee4df844d668183ccc6fe63bd4.jpg

Trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện có hàng trăm cơ sở kinh doanh sản phẩm vải lanh, thổ cẩm thêu tay truyền thống. Không chỉ bán sản phẩm tại chỗ, nhiều cơ sở còn bắt nhịp xu thế, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, nghệ thuật thêu thổ cẩm của dân tộc Mông đen đang được Sở Văn hóa và Thể thao hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chính quyền thị xã Sa Pa đang chỉ đạo việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa theo hướng bền vững, đặc biệt là khai thác thế mạnh nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm truyền thống của cộng đồng dân tộc Mông, Dao, Xa Phó, Tày, Giáy phục vụ phát triển kinh tế, du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa

Với những quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng lòng của người dân địa phương, trong xu thế hội nhập và phát triển của cuộc sống hiện đại, việc đẩy mạnh và phát huy nghề truyền thống dệt vải lanh, thêu thổ cẩm đang là hướng đi đúng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Sa Pa.

https://baolaocai.vn/phat-huy-nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-dan-toc-post371620.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai