Đồng chí Đặng Xuân Phong chủ trì phiên thảo luận góp ý với 2 dự án luật

Sáng 10/6, dưới sự chủ trì của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tổ đại biểu Quốc hội số 5 (gồm tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai và Vĩnh Long, các đại biểu Quốc hội của 4 tỉnh đã tập trung thảo luận đóng góp ý kiến vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Viễn thông (sửa đổi).

Tại buổi thảo luận, đại diện cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng đoàn đã có tham luận sâu sắc, đóng góp ý kiến xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi).

z4420502416421_1269277b6a07a7870b3c16d44eadf8ec.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai chủ trì phiên thảo luận tại Tổ số 5.

Sửa đổi là cần thiết

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) là phù hợp với Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 29 ngày 17/2/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó khẳng định “hạ tầng số là thiết yếu, bảo đảm an toàn thông tin mạng là then chốt, ưu tiên đầu tư phát triển nhanh, đi trước một bước” và cũng phù hợp với các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

z4420502775193_85cf44f15373247521a5d133df3ee1da.jpg
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Sùng A Lềnh tham luận đối với dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Trên thực tế, Luật Viễn thông năm 2009 đã phát huy ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới về pháp luật viễn thông nước ta. Tuy nhiên, đến nay Luật Viễn thông năm 2009 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, không còn phù hợp với bối cảnh mới, nhất là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0. Yêu cầu đặt ra là sớm bổ sung, hoàn thiện Luật Viễn thông để tạo hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân.

Gỡ khó cho doanh nghiệp viễn thông

Góp ý vào những nội dung cụ thể, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - Sùng A Lềnh chỉ rõ: Về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông và sự bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin (Điều 4 và Điều 5 dự thảo Luật), trong đó có nội dung: “Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; trường hợp phát hiện các hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”. Theo đại biểu, trên thực tế, nhiều nhà đầu tư tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng viễn thông đang gặp khó khăn, nhất là địa bàn miền núi, vùng cao, hải đảo, biên giới... do địa hình chia cắt mạnh, dân cư sinh sống rải rác.

z4420502810595_ed9d69b8f689f3d2e80db7a362c57e57.jpg
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - Sùng A Lềnh đề nghị Luật cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Trong khi đó, công tác quy hoạch mạng lưới viễn thông của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại một số địa phương còn có bất cập, hạn chế, chồng chéo. Quỹ đất dành cho xây dựng các công trình hạ tầng viễn thông chưa được rõ ràng, cụ thể: Trong chính sách các công trình hạ tầng viễn thông sử dụng diện tích đất là không lớn nên các doanh nghiệp chủ yếu thỏa thuận, mua, thuê đất của người dân để xây dựng công trình trên đất rừng, đất nông nghiệp... chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích nhỏ, rải rác là rất khó khăn, phức tạp về thủ tục hoặc vướng vào các quy hoạch khác.

Một khía cạnh khác, do yêu cầu phục vụ mục đích chính trị và đảm bảo bảo quốc phòng - an ninh nên các doanh nghiệp viễn thông vẫn phải thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng nhiều công trình viễn thông mà không vì yếu tố kinh tế (phi lợi nhuận) trong khi chưa được đảm bảo tính pháp lý nên không được pháp luật bảo vệ tại quy định Điều 5 (dự thảo Luật).

z4420502747522_f05977540ed3159c1f323251f7c19f0d.jpg
Các đại biểu Tổ thảo luận số 5 tích cực nghiên cứu tài liệu.

Các công trình viễn thông được triển khai đầu tư ở địa bàn khó khăn, phức tạp, suất đầu tư lớn, đối tượng dịch vụ ít (phi lợi nhuận) nên khó khăn trong kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực.

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, cần bổ sung, làm rõ các chính sách đối với công trình hạ tầng viễn thông (tại Điều 4, dự thảo Luật), nhất là chính sách về sử dụng đất, chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư.

 

“Luật hóa” để tăng tính minh bạch của Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - Sùng A Lềnh nhấn mạnh: Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích (Điều 33, dự thảo Luật) có mục tiêu là hỗ trợ dịch vụ viễn thông cho người dân thuộc hộ nghèo vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ một số dự án xây dựng công trình hạ tầng viễn thông... nhằm giảm bớt sự chênh lệch về “khoảng cách số” giữa các vùng, miền; đáp ứng cam kết của Việt Nam về quản lý nhà nước dịch vụ viễn thông công ích khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và phù hợp với xu thế thời đại.

Theo đại biểu, điều cần thiết là tiếp tục duy trì Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích một cách có hệ thống. Tuy nhiên, qua theo dõi thì Quỹ có tổng nguồn thu lớn, nguồn thu đối với Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông là 11.000 tỷ đồng nhưng nội dung chi sử dụng cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ còn thấp, trùng lặp với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, chủ yếu chi đảm bảo bộ máy, chi hỗ trợ là chính nên tồn Quỹ đang rất lớn, có thời điểm gần đây tồn dư tới 5.145 tỷ đồng.

anh 6 nga 10.6.jpg
Từ đầu kỳ họp đến nay, Tổ thảo luận số 5 đã có hàng chục tham luận đóng góp vào các dự án luật và nghị quyết của Quốc hội.

Từ lý do trên, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo “luật hóa” các nội dung đã được quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng nhằm tăng tính hiệu quả của Quỹ.

Đề nghị phân định rõ từng dịch vụ viễn thông công ích; bổ sung quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các địa phương trong việc sử dụng và quản lý... để phù hợp với mục tiêu của Quỹ và các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Đại biểu Sùng A Lềnh cũng đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng phạm vi sử dụng của Quỹ đối với hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất thiết bị viễn thông; mô hình, giải pháp, nền tảng số, dịch vụ mới, phục vụ các hoạt động viễn thông công ích.

Ngoài tham luận của đại biểu Sùng A Lềnh, dưới dự chủ trì của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - Đặng Xuân Phong, các đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc, Gia Lai, Vĩnh Long cũng đã có các ý kiến đóng góp vào 2 dự án luật (sửa đổi).

Hết ngày 10/6, kỳ họp thứ 5 (đợt 1), Quốc hội khóa XV tạm nghỉ đến hết ngày18/6/2023 để Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, dự thảo nghị quyết. Đợt 2 của kỳ họp sẽ trở lại từ ngày 19/6 đến hết ngày 24/6/2023.

https://baolaocai.vn/dong-chi-dang-xuan-phong-chu-tri-phien-thao-luan-gop-y-voi-2-du-an-luat-post369428.html

Theo Cao Cường - Lê Huy/LCĐT

Tin Liên Quan

Giải bóng chuyền nữ vô địch quốc gia 2024 - Hứa hẹn gay cấn nhờ ngoại binh

Giai đoạn 2 và vòng chung kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 sẽ diễn ra từ ngày 07 – 17/11 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Lào Cai hứa hẹn đầy kịch tính và hấp dẫn khi các đội có sự chuẩn bị tốt về lực lượng, đặc biệt là lực lượng vận động viên ngoại binh khi 8 trong số 9 đội bóng đã ký hợp...

Phấn đấu vượt tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 3/11, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Binh đoàn 12 - Bộ Quốc phòng về tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông.

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...