Bài 1: Sức hút từ các điểm du lịch tâm linh

Dọc sông Hồng có nhiều điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh của du khách. Việc kết nối thành tour du lịch sẽ phát huy tiềm năng của các điểm đến tâm linh, phát triển thành sản phẩm du lịch mới, đem đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Thu thu.jpg

Mỗi năm khoảng 1 - 2 lần, gia đình chị Trần Thị Nhàn, ở xã Bảo Hưng (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đi lễ, cầu an, cầu tài lộc ở đền ông Hoàng Bảy (Bảo Hà - Bảo Yên - Lào Cai). Mỗi chuyến đi, gia đình chị Nhàn thường dành 2 - 3 ngày để đi khoảng 7 - 8 địa điểm, bắt đầu từ đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) tới đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), sau đó tới lễ đền Bảo Hà, rồi sang đền Cô Tân An (Văn Bàn - tỉnh Lào Cai).

6.jpg

Chị Nhàn cho biết: Gia đình tôi quan niệm đi lễ đền, chùa vừa là để cầu may, cầu an, cầu tài lộc, vừa là để chiêm bái, vãn cảnh và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, năm nào gia đình tôi cũng dành thời gian đi lễ đền, chùa. Những chuyến đi mang ý nghĩa tâm linh luôn khiến lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Hơn nữa, những năm gần đây, các địa điểm tâm linh mà chúng tôi tới đều đang được trùng tu, tôn tạo nên cảnh quan đẹp, rộng rãi, thoáng đãng.

Tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng bắt đầu từ đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) - đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) - đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên) - đền Đôi Cô (phường Bình Minh, thành phố Lào Cai) rồi tới đền Thượng (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai), cách Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai gần 500 m. Điểm đến cuối cùng trong tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng là đền Mẫu, được xây dựng từ thế kỷ XVIII, ở vị trí giáp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, trên trục đường giao thương 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Những điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Lào Cai mỗi năm thu hút hàng nghìn du khách tham quan, chiêm bái, đặc biệt là đền Bảo Hà, đền Cô Tân An, đền Thượng…

5.jpg

Được xác định là hạt nhân trong chuỗi du lịch tâm linh của tỉnh, hằng năm có khoảng 98% lượng du khách đến Bảo Yên là đi lễ đền. Cuối năm 2021, quần thể di tích đền Bảo Hà được trùng tu, tôn tạo khang trang, rộng rãi, tạo thuận lợi cho du khách tham quan, chiêm bái. Loại hình du lịch này đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người dân được chủ động tham gia các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh, như sắp lễ, bán hàng lưu niệm, vàng mã, tiêu thụ sản vật địa phương, dịch vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.

Hằng năm, huyện đều lên kế hoạch mở rộng quy mô, thời gian tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà theo hướng liên kết chuỗi sự kiện du lịch tâm linh trên địa bàn huyện. Cùng với đó, tổ chức kết nối với các điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng, với sự tham gia của các di tích ở các tỉnh, như đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), đền Tuần Quán, Đông Cuông, Ngọc Sơn (Yên Bái).

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên

4.jpg

Trong hành trình du lịch tâm linh theo tour dọc sông Hồng, đền Thượng (thành phố Lào Cai) cũng là điểm đến du khách không thể bỏ lỡ. Hằng năm, vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người về đây tham dự Lễ hội đền Thượng. Năm 2023, sau 3 năm lỡ hẹn vì dịch Covid-19, Lễ hội đền Thượng được tổ chức trở lại, chỉ trong 3 ngày diễn ra lễ hội đã thu hút hơn 200 nghìn lượt du khách tham quan, chiêm bái. Các ngày rằm, mồng Một hằng tháng, đền Thượng, chùa Tân Bảo vẫn luôn là điểm đến thu hút rất đông du khách.

Để thu hút nhiều du khách đến Lào Cai nói chung và thành phố Lào Cai nói riêng, chúng tôi luôn quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt với du khách, đặc biệt là tập trung phát triển sản phẩm du lịch tâm linh theo hướng độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn.

Bà Vũ Thị Thùy Dung, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Lào Cai.

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, trong quý I/2023, Lào Cai đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó khá đông khách đến tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn. Điều đó cho thấy sức hút của loại hình du lịch này cũng như tầm quan trọng của việc cần quan tâm và có định hướng phát triển đúng cho sản phẩm du lịch tâm linh.

https://baolaocai.vn/bai-1-suc-hut-tu-cac-diem-du-lich-tam-linh-post369306.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...