Đến năm 2050, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước

Lào Cai có vị trí là trung tâm của vùng trong hành lang kết nối ngang – dọc, hội tụ đủ điều kiện trở thành “một cựcc tăng trưởng” của đất nước, phát triển du lịch – dịch vụ, kinh tế cửa khẩu mang tầm cỡ quốc tế. Lào Cai được xem là cầu nối, thúc đẩy sự phát triển, giao lưu trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á với Trung Quốc, trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị ở vùng thượng lưu sông Hồng.

Nằm ở vị trí trung tâm của vòng cung Tây Bắc, có cảnh quan tự nhiên đa dạng, văn hóa tộc người đặc sắc, phong phú về các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, Lào Cai hội tụ những điều kiện thuận lợi cả về tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên để thúc đẩy du lịch phát triển gắn với các địa danh Khu du lịch quốc gia Sa Pa có đỉnh Fansipan được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương” với độ cao 3.143m, với Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Vườn Di sản ASEAN; Cao nguyên Trắng Bắc Hà, rừng già Y Tý - Bát Xát tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, đặc trưng, khác biệt như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao mạo hiểm, trải nghiệm thiên nhiên… Lượng khách du lịch đến Lào Cai năm 2022 đạt 4.642 nghìn lượt khách; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 16.380 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Phối cảnh một dự án phát triển du lịch ở Y Tý.

Sở hữu Khu kinh tế cửa khẩu, Lào Cai còn là địa phương có lợi thế đặc biệt trong phát triển dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có tổng diện tích trên 15.929,8 ha, được xác định là Khu kinh tế cửa khẩu đa ngành, đa lĩnh vực, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lào Cai và các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Là một cực phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch, logistics, đô thị và công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo sự kết nối liên hoàn với cao tốc Hà Nội – Lào Cai là trục kết nối, tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai là động lực tăng trưởng, tuyến đường thủy biên giới trên sông Hồng và Cảnh hàng không Sa Pa là lực đẩy phát triển; Là một trong những trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và vùng Tây Nam - Trung Quốc, Châu Âu, trong đó hạt nhân là khu hợp tác kinh tế qua biên giới.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu năm 2022 đạt 2.228,60 triệu USD. Cửa khẩu Lào Cai tiếp tục khẳng định được là trung tâm trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa lớn trên biên giới phía Bắc. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tăng cao.

Theo quy hoạch, đến năm 2050 sẽ xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển, là một trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước; là trung tâm kết nối quan trọng trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN và Châu Âu với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại và tích hợp…

Phát triển Khu kinh tế tỉnh Lào Cai là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.

 Với phương châm xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc. Đến năm 2030, tận dung mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để Lào Cai để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp hàng hóa là động lực. Đến năm 2050, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển, là một trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước; là trung tâm kết nối quan trọng trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN và Châu Âu với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại và tích hợp. Tỉnh Lào Cai tập trung vào một số định hướng như sau:

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phát, từng bước trở thành ngành kinh tế chủ đạo, động lực phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm cỡ quốc tế vửa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu du lịch Quốc gia sa Pa – thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai đến năm 2040. Xây dựng Y Tý (Bát Xát), Bắc Hà trở thành khu du lịch đặc sắc hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia.

Phát triển kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm logistics lớn, là trung tâm giao thương kết nối các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam – Trung Quốc, là khu kinh tế phát triển đa ngành, lĩnh vực, điều phối hàng hóa trên tuyền hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS).

Công nghiệp phát triển theo hướng gia công, chế biến sâu, ưu tiên phát triển công nghiệp gia công, chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển công nghiệp hiện đại về điện tử, công nghệ thông tin, kinh tế số, công nghệ số. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với dự kiến đến năm 2023 toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp.

Phát triển sản xuất nông nghiệp đặc hữu, xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm sản xuất giống và cung cấp các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ôn đới, đặc sản, đặc biệt là dược liệu quý, hoa quả ôn đới chất lượng cao, các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản đặc sản, bản địa.

Xây dựng đô thị thông minh thành phố Lào Cai và đô thị Sa Pa; Phát triển, mở rộng thành phố Lào Cai là đô thị loại I, đô thị trung tâm vùng Tây Bắc; Phát triển đô thị Sa Pa là đô thị du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, thành lập thành phố Sa Pa.

Đầu tư thực hiện một số cơ sở hạ tầng quan trọng có tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Cảng hàng không Sa Pa, Xây dựng các tuyến đường kết nối từ đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai với các các tỉnh và trung tâm kinh tế, du lịch, công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.

Nguyễn Quang

Tin Liên Quan

Thống nhất Kế hoạch tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung-Việt năm 2024

Sáng 5/11, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung Kế hoạch tham gia và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung-Việt (Hồng Hà) năm 2024. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì.

Hội đàm công tác công đoàn năm 2024

Sáng 4/11, tại tỉnh Lào Cai, Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Tổng Công hội tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức hội đàm công tác công đoàn năm 2024.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đề nghị Trung ương tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các tỉnh miền núi

Sáng 4/11, Quốc hội làm việc tại hội trường. Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã tham gia thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của đất nước.

Để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Giải bóng chuyền nữ vô địch quốc gia 2024 - Hứa hẹn gay cấn nhờ ngoại binh

Giai đoạn 2 và vòng chung kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 sẽ diễn ra từ ngày 07 – 17/11 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Lào Cai hứa hẹn đầy kịch tính và hấp dẫn khi các đội có sự chuẩn bị tốt về lực lượng, đặc biệt là lực lượng vận động viên ngoại binh khi 8 trong số 9 đội bóng đã ký hợp...

Phấn đấu vượt tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 3/11, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Binh đoàn 12 - Bộ Quốc phòng về tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông.