Những người “truyền lửa” cho phong trào phụ nữ

Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, phụ nữ Lào Cai đã và đang thể hiện vai trò trong công tác xã hội, trong đó phải kể đến đóng góp của những chị làm công tác hội sứ mệnh “truyền lửa” cho phong trào phụ nữ ở địa phương.

 

Chủ tịch hội phụ nữ "3 cùng"

Chị Hoa Phương Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng).

Khi nói về câu chuyện phân công đảng viên phụ trách thôn của xã Sơn Hà (Bảo Thắng), nhiều người vẫn nhắc đến chị Hoa Phương Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Hà “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân trong mỗi chuyến công tác. Tháng 7/2021, được sự phân công của Đảng ủy xã, chị Hoa Phương Lan phụ trách Chi bộ thôn Trà Chẩu. Thôn có 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ, nhận thức của người dân không đồng đều, đời sống còn nhiều khó khăn.

Từ khi được phân công phụ trách thôn, thời gian chị Lan ở thôn Trà Chẩu có khi nhiều hơn ở nhà. Không biết từ bao giờ, chị coi thôn Trà Chẩu là ngôi nhà thứ 2 của mình. Mọi hoạt động của thôn, chị đều có mặt. Chị vận động người dân thay đổi nếp sống, cách nghĩ, cách làm. Những năm trước, trong thôn Trà Chẩu vẫn còn tình trạng bạo lực gia đình, chị em không dám lên tiếng. Tại các buổi họp thôn, sinh hoạt chi hội phụ nữ, chị Lan phối hợp với Công an xã và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền bằng hình ảnh, mời người có uy tín trong thôn chia sẻ, lên tiếng phản đối bạo lực gia đình. Nhờ đó, từ năm 2021 đến nay, thôn Trà Chẩu không còn xảy ra bạo lực gia đình. Nếu gia đình nào có mâu thuẫn, chị em đều gọi chị Lan đến hòa giải.

Với tình yêu thương dành cho con trẻ, chị Lan luôn coi những đứa trẻ ở thôn Trà Chẩu như con đẻ của mình, động viên, quan tâm, tự tay khâu từng chiếc cặp, cái áo, có những lần chị dùng tiền cá nhân mua đồ dùng học tập và đồ sinh hoạt cá nhân cho các con, động viên các con đến trường. Năm học 2021 - 2022, chị Hoa PhươngLan đã vận động và giúp đỡ 10 học sinh thường xuyên bỏ học ra lớp. Chị Lan chia sẻ, để thay đổi được suy nghĩ của người dân, mình phải làm được việc có ích. Muốn vậy, phải coi người dân như người thân trong gia đình, mọi người mới tin và làm theo.

Mong muốn giúp phụ nữ vươn lên

Chị Đặng Thị Hoa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 9, thị trấn Bát Xát. 

Nhiều năm trước, phong trào phụ nữ ở tổ 9, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) hoạt động rời rạc, chi hội có hơn 100 hội viên thì chưa được một nửa tham gia sinh hoạt thường xuyên. Tuy nhiên, 2 năm qua, phong trào phụ nữ ở đây trở thành điểm sáng của thị trấn Bát Xát. Không chỉ 100% hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên, tích cực, mà nhiều chị em còn vươn lên thoát nghèo. Nhiều mô hình cho thu nhập khá. “Làn gió mới” trong phong trào phụ nữ ở tổ 9 đã lan tỏa với sự góp sức không nhỏ của Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 9 Đặng Thị Hoa.
Không chỉ tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, chị Hoa còn cùng chồng xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay, gia đình chị Hoa có hơn 1 ha dứa và 1 ha quế. Chị còn trồng sắn, ngô và nuôi cá, trung bình mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Cũng từ đó, chị Hoa có điều kiện tham gia hoạt động của hội và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong tổ dân phố.

Ghi nhận năng lực và sự nhiệt tình của chị, đầu năm 2020, hội viên phụ nữ tổ 9 tín nhiệm bầu chị làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ. Đó cũng là thời điểm huyện Bát Xát có chủ trương sáp nhập 5 thôn của xã Bản Qua về tổ 9, thị trấn Bát Xát. Trong vai trò chi hội trưởng, chị Đặng Thị Hoa đã tích cực vận động hội viên trong tổ tham gia các phong trào, cuộc vận động do hội phụ nữ các cấp phát động, như “Xóa đói, giảm nghèo”, “5 không, 3 sạch”. Chị còn hỗ trợ chị em tiếp cận các nguồn vốn chính sách, phát triển mô hình chăn nuôi, trồng rừng…

Đến nay, ngoài những hội viên thuộc đối tượng được bảo trợ, chị em trong thôn đều được vay vốn phát triển kinh tế, trong đó nhiều hội viên có mô hình cho lợi nhuận từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng/năm. Câu chuyện phát triển kinh tế ở tổ 9, thị trấn Bát Xát cũng giống câu chuyện ở nhiều thôn bản vùng cao, vùng xa của tỉnh… Hạ tầng còn khó khăn, tư liệu sản xuất hạn chế, bài toán thoát nghèo, vươn lên làm giàu ở đây phụ thuộc nhiều vào cán bộ cơ sở như chị Đặng Thị Hoa. Chị Đặng Thị Hoa bộc bạch: Tôi luôn nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu mà tổ chức hội đề ra, kết nối các nguồn lực và khơi dậy khát vọng, góp phần giúp hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Càng làm càng say mê

Chị Nguyễn Thị Tám, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khu dân cư Phú Thịnh 2, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai).

“Ban đầu, tôi nghĩ tham gia phong trào với chị em cho vui nhưng rồi càng làm, tôi càng say mê. Được đóng góp công sức của mình giúp phong trào hội phụ nữ phát triển, tôi rất hạnh phúc” - đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Tám, người đã có gần chục năm gắn bó với công tác phụ nữ - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khu dân cư Phú Thịnh 2, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai).

Năm 2017, khi chị Tám được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Phụ nữ cũng là thời điểm khu dân cư Phú Thịnh 2 bước vào giai đoạn đẩy mạnh phong trào chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh, tuyến phố kiểu mẫu. Với vai trò người dẫn dắt phong trào phụ nữ khu dân cư, chị Nguyễn Thị Tám đã tích cực vận động chị em chỉnh trang cảnh quan khu phố, môi trường, nhà ở, trồng và chăm sóc cây xanh trên các tuyến đường.

Đi trên các tuyến phố Hoàng Trường Minh, Lê Văn Thiêm, Lạc Sơn, Nguyễn Thị Định… chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay của khu dân cư. Thực hiện Chỉ thị 03 của Thành ủy Lào Cai về xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp, Chi hội Phụ nữ khu dân cư Phú Thịnh 2 phối hợp với Chi bộ khu dân cư, các tổ chức đoàn thể vận động hội viên đóng góp xây dựng tuyến đường điện, cờ hoa dài 2.000 m, với tổng chi phí hơn 100 triệu đồng. Chỉ trong nửa tháng, trước tết Nguyên đán Quý Mão, tuyến đường điện, cờ hoa đã hoàn thành trong niềm hân hoan của người dân khu dân cư…

Các chị Mai Hoa Lan, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị Tám chỉ là 3 trong số nhiều phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Mỗi người cách làm khác nhau, nhưng với trách nhiệm của mình, ai nấy đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành những “cánh tay nối dài” kết nối tổ chức hội với phụ nữ các thôn, tổ dân phố, khu dân cư; xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo Thi Khanh/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...