9 nhóm giải pháp xây dựng nông thôn mới

Chính phủ ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết số 26/NQ-CP nêu rõ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 204 nhằm khẳng định, nhấn mạnh và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19-NQ/TW. Điều phối, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW giữa Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bên cạnh đó, cụ thể hóa và triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương và giải pháp tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, năng suất bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời chủ động tham gia đóng góp vào các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Phát triển quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân, để nông dân và người dân nông thôn thực sự là trung tâm, chủ thể, động lực, mục tiêu của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Không ngừng nâng cao vị thế làm chủ của người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước. Phát triển nông thôn toàn diện với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và có chất lượng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, hợp lý.

Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đưa 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Đổi mới công tác truyền thông, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn; Thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đổi mới tổ chức, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển thị trường trong nước và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ; Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đối khí hậu; Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế; Giám sát đánh giá.

 

Anh Đào

Tin Liên Quan

Bắc Hà trồng mới 51 ha chè Shan tuyết

Đến nay, huyện Bắc Hà đã trồng mới được 51ha chè Shan tuyết (kế hoạch năm 2023 trồng mới 215 ha) và trồng dặm các diện tích trồng chè bị mất khoảng đảm bảo đúng mật độ.

Đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân

Thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đang triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo đầy đủ nguồn nước tưới cho sản xuất vụ xuân năm 2023.

Người phụ nữ dân tộc Mông đi đầu trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển kinh tế từ những giá trị văn hóa truyền thống

Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát triển kinh tế từ những nghề truyền thống của địa phương, chị Sùng Thị Lan, thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, thị xã Sa Pa, đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã (HTX) Mường Hoa. Với sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, Hợp tác xã hoạt động ngày một hiệu quả, không...

Nâng tầm nông sản Lào Cai: Nhìn từ một cuộc vận động

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng nông sản Lào Cai trong việc phân phối, chiếm lĩnh thị trường.

Lào Cai: Các chủ thể OCOP xây dựng chuỗi giá trị theo hướng OCOP xanh

Ngày 14/02/2023, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2023.

Nâng cao chất lượng tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, trong đó lĩnh vực văn hóa có 2 tiêu chí là tiêu chí số 6 (về cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí số 16 (về các danh hiệu văn hóa). Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã quan tâm bố trí nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp...