Nâng tầm nông sản Lào Cai: Nhìn từ một cuộc vận động

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng nông sản Lào Cai trong việc phân phối, chiếm lĩnh thị trường.

Chuyển biến lớn trong nhận thức

Bảo Thắng là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thế và đã từng bước xây dựng được các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Theo ông Lù Văn Din, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bảo Thắng, trong triển khai Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thời gian qua, địa phương chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP, trọng tâm là các sản phẩm chủ lực như chè, quế, quả có múi, mật ong, dược liệu. Hiện toàn huyện có 30 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên. Thông qua Cuộc vận động đã góp phần thay đổi nhận thức, thói quen của người tiêu dùng. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi, song cũng đặt ra không ít thách thức để nông sản của Bảo Thắng nói riêng, nông sản Lào Cai nói chung chinh phục thị trường.

Hợp tác xã Nông sản dược liệu Mạnh Hương đẩy mạnh hoạt động quảng bá, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng.

Tại Hợp tác xã Nông sản dược liệu Mạnh Hương, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, “mùa nào thức ấy”, đơn vị thu mua nhiều mặt hàng nông sản của các địa phương trên địa bàn tỉnh trước khi đưa vào sản xuất, sơ chế đóng thành sản phẩm, như nấm hương Sa Pa, củ hoàng sin cô, tam thất, hà thủ ô, tinh bột nghệ, bột sắn dây... Hiện trong số hàng chục mặt hàng, hợp tác xã xây dựng thành công 5 sản phẩm chủ lực từ nghệ, bột sắn dây được công nhận OCOP cấp tỉnh. Năm 2022, đơn vị bán ra thị trường các sản phẩm làm từ nghệ, bột sắn dây, mỗi loại khoảng 3 tấn. Không chỉ cung cấp sản phẩm trong tỉnh, hiện nay, hợp tác xã còn mở rộng thị trường phân phối đến một số tỉnh, thành khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã cho hay: Việc triển khai Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã mở cơ hội để nông sản địa phương khẳng định vị trí và tạo dựng uy tín trên thị trường.

Còn tại Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Cầu Mây, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, mặc dù mới thành lập gần 1 năm, lại chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, hết năm 2022, đơn vị đã cung cấp ra thị trường khoảng 300 tấn sản phẩm quế điếu, quế ống sáo, doanh thu khoảng 5 tỷ đồng.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Cầu Mây chú trọng khâu lựa chọn nguồn nguyên liệu. 

Ông Lý Văn Cầu, Giám đốc hợp tác xã cho biết: Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam không chỉ tạo thay đổi trong nhận thức, thói quen của người tiêu dùng, mà có tác động, đặt ra nhiều yêu cầu với các đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu của hợp tác xã đến từ vùng sản xuất 100 ha của các thành viên và thu mua 200 tấn nguyên liệu quế ở các địa phương trong và ngoài xã Cam Cọn. Để hướng tới xây dựng các sản phẩm chất lượng cao, chúng tôi luôn quan tâm chất lượng nguyên liệu đầu vào. Điều này đòi hỏi người dân trong quá trình trồng, chăm sóc quế phải chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện. Đồng thời, việc đặt ra yêu cầu cao hơn ở mỗi khâu là cách để nâng cao chất lượng nông sản.

https://baolaocai.vn/bai-viet/364653-nang-tam-nong-san-lao-cai-nhin-tu-mot-cuoc-van-dong

Xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng

Để đưa nông sản Lào Cai vươn xa, tạo dựng chỗ đứng trên thị trường, năm 2022, ngành công thương phối hợp với sở công thương các tỉnh, thành phố trong cả nước hỗ trợ tuyên truyền, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh. Đến nay, có hơn 100 sản phẩm đặc hữu của Lào Cai được trưng bày, tiêu thụ tại các điểm bán hàng trên thị trường của các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các sản phẩm tiêu biểu như: Gạo, chè, tương ớt, dược liệu, miến dong, trái cây… Phối hợp và duy trì hoạt động của các điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên; hỗ trợ xây dựng 2 cửa hàng giới thiệu, trưng bày, bán nông sản an toàn, sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai...

Nông sản Lào Cai có nhiều cơ hội để vươn xa.

 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, chợ Kim Tân, thành phố Lào Cai hiện có hơn 200 mặt hàng nông sản đến từ các địa phương trên địa bàn tỉnh. Chị Nguyễn Thị Bích Thìn, nhân viên điểm bán hàng cho biết: Hiện nay, nông sản địa phương được người tiêu dùng yêu thích. Dịp tết Nguyên đán vừa qua, có đông khách hàng tới đây lựa chọn các sản phẩm để dùng trong gia đình và làm quà biếu. Trong đó, các mặt hàng đã tạo dựng được thương hiệu như gạo Séng cù, tương ớt Mường Khương, miến đao Thành Sơn... được nhiều người tiêu dùng ưu tiên chọn mua.

Theo ông Giàng Seo Vần, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tỉnh, Cuộc vận động đã góp phần khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, mở ra nhiều cơ hội để các sản phẩm hàng hóa của Lào Cai, trong đó có nông sản chinh phục thị trường. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra trong quá trình tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương cũng không hề nhỏ.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm là yếu tố quan trọng để nâng tầm giá trị nông sản. 

Đơn cử như việc nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh cùng tham gia sản xuất một mặt hàng nông sản thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống như thịt sấy, chè... Nếu như trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, có một sản phẩm của một cơ sở, đơn vị chất lượng chưa cao, người tiêu dùng có thể đánh giá và nghi ngại về các mặt hàng cùng chủng loại được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Do vậy, nâng tầm chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm của các đơn vị, địa phương là điều kiện quan trọng để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, xây dựng vị trí, lòng tin đối với người tiêu dùng.

Để làm được điều này, đòi hỏi sự vào cuộc, phối hợp giữa các địa phương, sở, ngành liên quan trong việc xúc tiến đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản, kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng… Các đơn vị, cơ sở sản xuất, người dân cũng cần nêu cao ý thức trách nhiệm để đưa tới người tiêu dùng những mặt hàng chất lượng tốt, chú trọng ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng, bảo vệ thương hiệu, qua đó, nâng tầm thương hiệu nông sản Lào Cai.

Theo Quỳnh Trang/LCĐT

Tin Liên Quan

Xã Tân Thượng phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024

Với chủ đề “Sách và khát vọng phát triển”, chiều 16/4, UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Si Ma Cai tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Si Ma Cai xác định cây, con chủ lực của huyện đó là cây Lê, Mận, dược liệu và 3 con trâu, bò, lợn đen là thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới

Với sức trẻ, nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã xung kích đi đầu, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và người dân các địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Nhân dân Bảo Yên đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/1, huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Vì lợi ích của cộng đồng thì nên làm

Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình cần đến sự tình nguyện đóng góp công sức, tiền của người dân. Thời gian qua, ở một số địa phương của tỉnh Lào Cai đã có không ít hộ dân chủ động, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Hoàng...