Nghi lễ rước hồn nước của người Dao đỏ

Mỗi mùa thu đến, những thửa ruộng bậc thang ngả sắc vàng, bông lúa uốn câu, chắc hạt, người Dao đỏ ở xã Bản Xèo (huyện Bát Xát) lại khẩn trương thu hoạch và làm lễ rước hồn lúa về nhà.

Đây là nghi lễ thiêng, mang tính chất gia đình và thể hiện sự trân quý hồn lúa, đề cao vị thần nông đã giúp cho con người có được mùa màng no ấm. Đó là tín ngưỡng nông nghiệp cổ truyền của cư dân trồng lúa nước lâu đời trên những cánh đồng bậc thang nơi vùng cao, biên giới.

Ngày đi gặt lúa và rước hồn lúa về nhà làm lễ cơm mới của người Dao đỏ được xem chọn ngày tốt đối với từng gia đình và dòng họ. Trong sách cổ của người Dao ghi chép về cách chọn ngày tốt làm lễ cơm mới họ Chảo, họ Tẩn thường chọn ngày Thìn hoặc ngày Tỵ âm lịch, đó là ngày tốt, may mắn. Trên đường đi gặt lúa, có tục hèm, đó là bà chủ nhà gặp ai chào cũng không trả lời, im lặng đi thẳng ra ruộng lúa. Đến nơi, bà hát ngâm đôi câu thơ cổ gọi hồn lúa về với gia đình, cảm ơn thần đã bảo vệ cây lúa trổ bông tươi tốt, nay là ngày tốt xin rước hồn lúa về nhà.

Ngâm hát xin rước hồn lúa.

Sau đó họ dùng nhíp ngắt từng bông lúa, khóm lúa bông to, mẩy nhất, bó gọn và gánh về nhà. Hái cum lúa dùng cho nghi lễ phải hái cả bông và lá lúa, có như vậy hồn lúa mới hài lòng. Trên đường gánh cum lúa về nhà, họ hái nắm bông hoa ở ven đường cài lên cum lúa như một hình thức cầu ước sang năm mùa vụ đơm hoa kết trái, cho quả ngọt.

Rước hồn lúa về nhà.

Về đến nhà, vợ chồng chủ nhà thực hiện nghi thức đón rước hồn lúa bằng cách chuẩn bị một bát rượu để cảm ơn người đi rước hồn lúa cùng. Cum lúa từ lúc gặt xong gánh trên vai cho đến khi được treo lên vách, chỗ gian thờ - không gian thiêng của gia đình - thì tuyệt đối không được đặt xuống đất. Nghi thức rước hồn lúa qua cửa vào nhà được thầy cúng đứng ra làm lý, hát đôi câu hát để mời vị thần lúa (um cú hùng), hồn lúa vào trong nhà.

Người Dao đỏ cho rằng, vị thần lúa cao hơn tổ tiên trong gia đình, do đó phải nhờ thầy hát và nói mấy câu lý theo đúng phong tục để mời được vị thần giữ hồn lúa vào nhà. Khi trao hồn lúa về với chủ nhà, vợ chồng gia chủ đón lấy, bà chủ thực hiện nghi thức treo cum lúa thiêng lên gian thờ, ông chủ nhà cảm ơn người đi hái lúa bằng bát rượu.

Nghi thức tiếp nhận hồn lúa.

Một vài bông lúa được đặt vào nồi cơm để nấu chín, dâng lên mâm lễ cúng tổ tiên, các vị thần trong tín ngưỡng nông nghiệp của người Dao đỏ: Thần trời, thần đất, thần cây, thần lúa... Một vài bông lúa thì được treo cùng với giấy bản để làm nghi lễ cúng các vị thần, cúng tổ tiên.

Chủ nhà treo cum lúa thiêng.

Nghi lễ rước hồn lúa là nghi lễ thiêng được thực hiện trong những thời khắc thiêng: Giờ tốt, tháng lành, ngày tốt đối với gia đình. Người thực hiện cũng phải tuân thủ những lý lẽ thiêng, luôn cầu cho cây lúa, các loại cây nông nghiệp cho bông chắc, mẩy, to, dài. Đặc biệt, trong nghi lễ rước hồn lúa, người Dao đỏ có những bài hát, bài cúng mang tính chất thiêng được thể hiện bằng các cặp câu thơ 7 chữ, vừa ngâm vừa hát rất ý nghĩa và sâu sắc. Đó là nghi lễ nông nghiệp đặc sắc và giàu tính văn hóa tộc người trong cộng đồng người Dao đỏ ở Lào Cai.

https://baolaocai.vn/bai-viet/360940-nghi-le-ruoc-hon-nuoc-cua-nguoi-dao-do

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...