Giữ “lửa” nghề đan truyền thống
Đau đáu trước sự phát triển tốc độ chóng mặt của công nghệ số, sự phát triển và giao lưu của văn hoá giữa các vùng miền, sự xuất hiện của những đồ dùng công nghiệp hiện đại, những nghệ nhân và các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai vẫn nặng lòng với nghề truyền thống, đã và đang âm thầm, lặng lẽ bảo tồn nghề đan lát thủ công truyền thống của cha ông mình, giữ “lửa” đam mê nghề, để lại di sản cho muôn đời sau.Nghệ nhân dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Y Tý (huyện Bát Xát) miệt mài giữ nghề đan mâm mây truyền thống –
vừa bảo tồn văn hóa, vừa đem lại thu nhập cho gia đình
Lo lắng mai sau mai một bản sắc văn hóa, nhiều người cao tuổi trong các bản làng vùng cao Lào Cai
luôn đau đáu và vẫn duy trì nghề đan lát thủ công truyền thống của dân tộc mình
Bà Trương Thị Gạo, dân tộc Dao tuyển ở xã Tân Tiến (huyện Bảo Yên) vẫn đam mê giữ nghề đan gùi,
bện đệm rơm và đan lát các vật dụng thủ công truyền thống khác phục vụ nhu cầu gia đình và bà con ở địa phương
Một số sản phẩm đan lát thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai
bày bán ở các chợ phiên Mường Khương, Bắc Hà
Phát huy lợi thế tiềm năng về nghề đan thủ công truyền thống, bà con dân tộc Tày ở Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên)
thành lập hợp tác xã để bảo tồn nghề cũng như làm ra sản phẩm phục vụ khách du lịch khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại đây
Đồ đan lát thủ công truyền thống vữa mang bản sắc văn hóa, vừa thân thiên với môi trường
vẫn đang được sử dụng trong cuộc sống thường nhật mang nét đẹp bình dị của người vùng cao