Lào Cai phấn đấu đến năm 2025: 100% các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
Đó là mục tiêu được đề ra tại Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022- 2030.Lào Cai phấn đấu đến năm 2025: 100% số xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3
Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Lào Cai sẽ triển khai 07 nhóm giải pháp, đó là: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng xã hội học tập; xây dựng cơ chế, chính sách về xã hội học tập; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời; đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức các hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, ...) ; tổ chức các phong trào, vận động để thúc đẩy học tập suốt đời ; tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng xã hội học tập.
Kế hoạch được triển khai nhằm tạo điều kiện cho người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng cơ hội học tập để mọi người dân có nghề, lao động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2025: 1. Về Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục: Duy trì 95% trở lên người trong độ tuổi 15-60 biết chữ. Trên 90% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ trở lại. 100% các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 4 tuổi. Phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3. Duy trì 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3. Đạt từ 70% trở lên số xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3; 2/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3; 7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Tỷ lệ thanh niên 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương đạt từ 80% trở lên. 2. Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân: Ít nhất 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin; Ít nhất 30% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống; Khoảng 23% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó có 12% dân số có trình độ từ đại học trở lên. 3. Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 100% cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh triển khai đại học số và xây dựng học liệu số; 60% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 50% các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục. 4. Về xây dựng các mô hình học tập trong xã hội: Ít nhất 40% công dân đạt danh hiệu công dân học tập theo tiêu chí do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành; 60% huyện, thị xã, thành phố được công nhận danh hiệu huyện học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. |