Dặt dìu tiếng khèn Mông

Khi tiết trời bắt đầu nắng ấm, cây cối đâm chồi, nảy lộc, chút dư âm của mùa xuân còn vương ở các bản Mông cheo leo trên núi cao cũng là khi tiếng khèn Mông âm vang vách đá. Tiếng khèn là lời sâu lắng đưa tiễn người đã khuất; là lời thổ lộ tình cảm của chàng trai với người thương, lúc trầm, lúc bổng, ngân nga, dìu dặt.
Các thành viên trong Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông  xã Nậm Chày học thổi khèn.

Cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập, nhiều nét văn hóa truyền thống của các dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một. Để nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, tại xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn), Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông đã ra đời. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng câu lạc bộ đã phát huy được hiệu quả trong việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Hằng tháng, Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày tổ chức 2 buổi sinh hoạt với sự tham gia của đầy đủ các thành viên. Tại đây, các bạn trẻ được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, được nghệ nhân truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Mông, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn. Những lúc nông nhàn, trong sân nhà văn hóa hoặc gốc cây đầu thôn, bất cứ nơi nào có không gian rộng, thoáng là các chàng trai trong câu lạc bộ lại rủ nhau mang khèn ra thổi. Vàng A Đông, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chia sẻ: Từ khi xảy ra dịch Covid-19, các thành viên không thể tập trung, nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên tự tập thổi khèn tại nhà.

Ngoài Vàng A Đông, trong câu lạc bộ còn có nhiều thành viên “9X” như Vàng A Trầu, Vàng A Thắng… Vàng A Thắng, thành viên trẻ nhất câu lạc bộ tâm sự: Tôi học thổi khèn cách đây đã 3 năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bài khèn chưa biết. Thi thoảng thầy đi thổi khèn tiễn người đã khuất, tôi được thầy cho đi cùng để hỗ trợ và học hỏi thêm kỹ thuật thổi khèn.

Xã Nậm Chày có 8 thôn, bản với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tuy nhiên số người thực sự am hiểu văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn xã còn rất ít. Bởi thế, khi câu lạc bộ được thành lập, những người cao tuổi rất vui mừng và tâm huyết truyền dạy người trẻ kế tục điệu khèn cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, trong đó có ông Vàng A Páo. Ông Páo năm nay 70 tuổi, là người thành thạo và am hiểu về khèn Mông. Tiếng khèn gắn bó với ông từ ngày thơ ấu. Năm 30 tuổi, ông cùng một thanh niên trong thôn lặn lội đi bộ 6 - 7 km tìm thầy dạy và học khèn. Suốt nhiều năm, tiếng khèn của ông đã đưa tiễn hàng trăm người đã khuất về nơi chín suối và ông cũng là người miệt mài chỉ dạy cho con cháu để lưu giữ lại nét văn hóa của dân tộc mình. Ông Páo cho biết: Khèn là nhạc cụ độc đáo của người Mông. Trước kia, dù đi đâu, con trai dân tộc Mông cũng luôn mang cây khèn bên mình như một vật dụng tùy thân. Nhưng bây giờ, cuộc sống đổi thay, mọi người biết đến nhiều loại nhạc cụ khác, thế nên chỉ cần các con, cháu đam mê và yêu thích thì tôi không ngại việc chỉ dạy.

Ông Vàng A Páo dạy thổi khèn cho các thành viên trong CLB.

Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày không giới hạn các thành viên tham gia sinh hoạt và học tập, tuy nhiên đa phần là nam, số lượng nữ học khèn rất ít, bởi với người Mông, thổi khèn chủ yếu là nam giới. Anh Vàng A Đông chia sẻ thêm: Chúng tôi đặt tên là Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày, bởi ngoài khèn, câu lạc bộ còn có nhiều môn nghệ thuật cần được lưu giữ và học tập, như sáo, đàn môi, đàn nhị, khèn lá, rồi hát dân ca, hát truyền thống. Chúng tôi đã khảo sát, có nhiều đoàn viên, thanh niên rất thích các môn này. Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ đã xây dựng chuyên đề đưa vào mỗi buổi sinh hoạt, như vậy sẽ thu hút lực lượng trẻ tham gia câu lạc bộ.

Đến nay, tiếng khèn của người Mông ở Nậm Chày vẫn giữ được những nét đặc thù, độc đáo, không hề lẫn với âm nhạc của bất cứ dân tộc nào. Tuổi trẻ xã Nậm Chày luôn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, để những giá trị văn hóa truyền thống ấy luôn được phát huy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng.

https://baolaocai.vn/bai-viet/354831-dat-diu-tieng-khen-mong

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...