Trường THPT số 2 Bảo Thắng: Chuyển đổi số thích ứng với dạy học trực tuyến

Dịch Covid-19 phức tạp đã tạo áp lực cho hoạt động dạy và học nhưng cũng đã mở ra cơ hội, động lực để Trường trung học phổ thông (THPT) số 2 Bảo Thắng thích ứng, áp dụng nền tảng chuyển đổi số trong dạy học trực tuyến. Mục đích của dạy học trực tuyến là hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp, giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục. Hoạt động này cũng phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy công tác chuyển đổi số tại nhà trường trong năm học 2021-2022.

Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, trường THPT số 2 Bảo Thắng đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ngoài việc cho học sinh nghỉ học trực tiếp từ ngày 14/12/2021 đến khi có thông báo mới, nhà trường đã kích hoạt dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Lần học trực tuyến này đối với trường THPT số 2 Bảo Thắng có phần đặc biệt, liên quan đến ca bệnh tại địa bàn xã Tằng Loỏng (Bảo Thắng), nhà trường có 22 em học sinh trong diện F1,  498 em học sinh và 44 giáo viên nhân viên trong diện F2. Như vậy, thầy cô và các em vừa thực hiện yêu cầu cách ly phòng chống dịch vừa đảm bảo việc dạy và học hiệu quả theo đúng phương châm “Tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”.

Năm học 2021-2022, trường THPT số 2 Bảo Thắng đã xây dựng kế hoạch về việc thực hiện chuyển đổi số trong trường học năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, nhà trường cũng ban hành quyết định thành lập tổ Công nghệ thông tin là lực lượng nòng cốt chỉ đạo, hỗ trợ công tác chuyển đổi số cho giáo viên nhân viên; tổ chức Hội nghị triển khai chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả giáo dục cao trong năm học 2021- 2022 với các nội dung thảo luận như: Quản lý, lưu trữ hồ sơ điện tử; xây dựng kho học liệu; phần mềm kiểm tra đánh giá; các ứng dụng dạy học hiện đại… Đồng chí Hoàng Văn Việt, Hiệu trưởng nhà trường đã định hướng “Thay đổi cách thức quản lý, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn cách thức quản lý công việc trên nền tảng công nghệ số. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trên nền tảng dữ liệu số; thúc đẩy đầu tư vào số hóa dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách mạnh mẽ”. Tất cả các nội dung này đã được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học và được phát huy hiệu quả khi tiến hành dạy học trực tuyến.

Hệ thống quản lý học và thi trực tuyến K12 online được áp dụng hiệu quả

Nhờ có sự chuẩn bị từ trước và đặc biệt là những thay đổi trong việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào công tác quản lý, dạy học được đẩy mạnh nên nhà trường đã hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức hình thức dạy, học trực tuyến. Việc sử dụng thành thạo các thiết bị hỗ trợ và các ứng dụng học tập online, tạo phòng học ảo trên các phần mềm dạy học như Lạc Việt, K12online…được thực hiện hiệu quả. Nó cho phép giáo viên và học sinh có thể trao đổi bài học mà không bị giới hạn bởi không gian thông qua các thiết bị được kết nối Internet như smartphone, máy tính bảng, laptop,…. Các tổ chuyên môn cũng phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học; xây dựng kho học liệu số; ứng dụng các hệ thống quản lý học tập trực tuyến để tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá. Các kho học liệu mở sau khi được xây dựng sẽ có vai trò như một thư viện điện tử phục vụ việc dạy và học. Có thể nói, 100% giáo viên và học sinh đã thích ứng với môi trường học tập số hóa trên nền tảng CNTT đã được bồi dưỡng và triển khai hàng năm.

Dạy học trực tuyến thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19

Song song với việc ứng dụng các phần mềm dạy học, các nhóm bộ môn trong nhà trường đã xây dựng bài giảng bằng video; đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua ứng dụng CNTT như: Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến đối với các môn khoa học tự nhiên; Các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân… đã được giáo viên chuyển thể một số bài đánh giá học sinh bằng hình thức tự luận thông qua các trích đoạn file video theo nội dung bài học do học sinh lên ý tưởng thiết kế; các tiết ngoại khoá, trải nghiệm cũng được học sinh sáng tạo những sản phẩm ứng dụng CNTT. Từ đó, học sinh hứng thú hơn, được phát huy năng lực phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Học sinh báo cáo trải nghiệm bằng Video về các vấn đề xã hội

Thực tế đã chứng minh chuyển đổi số trong nhà trường không chỉ giúp thay đổi phương pháp dạy và học mà nó tạo ra sự thích ứng nhanh chóng trong bất cứ hoàn cảnh nào, đặc biệt giúp cho thầy và trò phát huy được tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động. Trường THPT số 2 Bảo Thắng xác định chuyển đổi số trong dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời giúp học sinh có thể nắm bắt được kiến thức cần thiết trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà nó còn tiếp tục được thực hiện và quan tâm hơn nữa trong thời gian tới, dần phát triển trở thành một xu thế học tập mới trong thời đại 4.0 hiện nay./.

Nguyễn Thị Thắm

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...