Tăng cường đoàn kết trên biên giới Việt - Trung

Việc phối hợp giữa lực lượng Biên phòng tỉnh Lào Cai với đơn vị chức năng Trung Quốc để các thôn, bản dọc hai bên biên giới kết nghĩa được xem là một trong những sáng kiến, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết của nhân dân hai nước, trong đó mô hình kết nghĩa giữa thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tổ Tam Bình Bá, thôn Long Bảo, thị trấn Nam Khê, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là một điển hình.

Thôn Cốc Phương có 45 hộ gia đình, tất cả đều là các hộ người Mông; đối diện bên kia biên giới, tổ Tam Bình Bá cũng hầu hết là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những nét văn hóa tương đồng, đặc biệt là sự gắn bó của những người cùng dân tộc nên cư dân hai bên biên giới thường đã thường xuyên có sự trao đổi qua lại, thăm thân. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền hai bên tổ chức cho hai cụm dân cư kết nghĩa. Ý tưởng này đã thành hiện thực sau khi 6 nội dung phối hợp được nhân dân thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá thảo luận, thống nhất thông qua tại Lễ ký kết nghĩa (ngày 17/8/20130. Đây cũng chính là biên bản ghi nhớ cấp thôn - bản đầu tiên được hình thành trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung.

Bộ đội biên phòng Bản Lầu giúp nhân dân thu hoạch dứa.

Là cặp địa phương đầu tiên trên tuyến biên giới Việt – Trung triển khai mô hình kết nghĩa, chưa từng có tiền lệ để tham khảo, học tập nhưng với sự chủ động của cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai bên, việc kết nghĩa đã mang tới nhiều kết quả, càng ngày càng đi vào thực chất. Vào các ngày lễ tết, ngày trọng đại của hai đất nước bà con nhân dân hai thôn đều tổ chức sang thăm hỏi, chúc mừng và giao lưu văn nghệ - thể thao để tăng cường tình đoàn kết. Đặc biệt là chủ động giúp nhau trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật canh tác, cung cấp giống cây chuối, dứa, phân bón và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Nhờ đó, kinh tế gia đình của nhân dân hai bên ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo đã không còn, số hộ khá tăng lên.

Từ những diện tích được trồng manh mún với quy mô hộ gia đình ở thôn Cốc Phương, giờ đây cây chuối và cây dứa đã được cấp ủy, chính quyền xã Bản Lầu quy hoạch, mở rộng, trở thành vùng nông sản hàng hóa lớn nhất của huyện Mường Khương. Từ chỗ quanh năm phải trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giờ đây hầu hết người dân thôn Cốc Phương đều đã thoát nghèo, số hộ khá và giàu cũng tăng lên đáng kể.

Mối quan hệ kết nghĩa giữa thôn Cốc Phương của Việt Nam và tổ Tam Bá Bình của Trung Quốc còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới. Với chiều dài trên tuyến biên giới khoảng 10 km, chủ yếu là khe suối cạn và đất liền, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm hoạt động, đồng thời cũng rất dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong nhiệm vụ quản lý đường mốc biên giới. Từ khi kết nghĩa, người dân thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá thường xuyên động viên nhau tự giác chấp hành các Hiệp định, Quy chế biên giới; không để xảy ra trộm cắp tài sản, vượt biên giới trái phép; luôn tôn trọng và bảo vệ đường biên, cột mốc, không làm hư hỏng cột mốc; phối hợp tổ chức phát quang đường biên, cột mốc biên giới; cùng nhau bảo vệ môi trường cảnh quan biên giới xanh, sạch đẹp; không còn hiện tượng chặt cây, đốt nương qua biên giới... Khi xảy ra vụ việc, người dân hai bên cùng ngồi lại với nhau, để giải quyết thấu tình đạt lý, vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa giữ được tình đoàn kết, hữu nghị.

Chiếc trống tình nghĩa của Nhân dân thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá.

Một trong những biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới đó là chiếc trống da bò được trạm khắc hình rồng, phượng khá đẹp mắt. Năm 2016, đồng bào Mông ở thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá đóng góp hơn 40 triệu đồng để làm chiếc trống này. Khi bên nào có người chết thì sử dụng trống để thực hiện nghi lễ theo phong tục của người Mông. Chiếc trống được coi như biểu tượng linh thiêng và không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông hai bên.

Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có 06 cặp dân cư kết nghĩa. Quá trình triển khai thực hiện những mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Những cặp dân cư biên giới kết nghĩa như thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả tích cực trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Mô hình được triển khai ở cấp cộng đồng dân cư nhỏ nhất, nhưng đã mang lại lợi ích to lớn, góp phần quan trọng vào việc vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, làm trong sáng, sâu sắm thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai biên giới, hiện thực hóa chủ trương đẩy mạnh ngoại giao nhân dân của hai Đảng và hai Nhà nước trong giai đoạn phát triển mới./.

Hà Phương

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...