Khát vọng xây dựng Lào Cai phát triển

Từ khi tỉnh Lào Cai được giải phóng (1/11/1950), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào Cai tự hào viết tiếp những mốc son trong tiến trình hiện thực hóa khát vọng đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Hiện thực hóa từ mỗi người dân

Đầu năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Việt Bắc (Chiến dịch Lê Hồng Phong I) nhằm mở rộng vùng giải phóng, căn cứ địa các tỉnh Đông Bắc, Lào Cai là hướng nghi binh. Tháng 6 năm này, ta mở tiếp Chiến dịch Lê Hồng Phong II với trọng điểm là vùng Tây Bắc. Chiến dịch thắng lợi đã giúp Lào Cai giải phóng vào ngày 1/11/1950.

Sau giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Lào Cai tập trung củng cố hệ thống chính trị, khôi phục sản xuất, chi viện cho các chiến dịch, trong đó đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong những năm tháng cả nước kháng chiến, đánh đuổi giặc Mỹ, tỉnh Lào Cai tiếp tục là hậu phương vững chắc, tích cực chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Non sông thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Lào Cai khai thác thế mạnh, tập trung phát triển, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là sau 30 năm tái lập.

Thành phố Lào Cai đã mang vị thế mới.             Ảnh: Ngọc Bằng

Cách đây 3 thập niên, Lào Cai là 1 trong 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 36 tỷ đồng. Cũng thời điểm đó, thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 680.000 đồng/năm, toàn tỉnh có 77% số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 30% đơn vị hành chính cấp xã chưa có đường giao thông đến trung tâm. Lào Cai cũng có hàng chục xã “trắng” về giáo dục, hơn một nửa số hộ trong tỉnh thuộc diện đói nghèo, nhiều xã chưa có trạm y tế và có đến 1/3 cán bộ cấp xã mù chữ… Khó khăn chồng lên khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực đầu tư, thực hiện nhiều quyết sách đúng, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh.

Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Cốc Ly (huyện Bắc Hà), ông Giàng Seo Củ ở thôn Cốc Ly Thượng, nay đã ở tuổi lục tuần, được chứng kiến những đổi thay của quê hương. Ông Củ nhớ lại: Khoảng những năm 1990, xã Cốc Ly nghèo lắm, hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới quốc gia kém phát triển. Nhiều người không chịu nổi khó khăn đã di cư tự do khiến ông cũng có lúc dao động, nhưng rất may, ông được cán bộ địa phương tuyên truyền, vận động ở lại quê hương sinh sống. Đến bây giờ, gia đình ông đã có cơ ngơi khang trang, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vợ chồng ông Giàng Seo Củ cho cá ăn.

Còn tại vùng đất Tân Tiến - xã vùng III của huyện Bảo Yên - những năm gần đây được Đảng và Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát, sỏi làm đường, xây dựng hạ tầng, nhất là chủ trương đưa các loại cây, con giống mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống của người dân. Là người uy tín của bản Nà Phung, ông Lồ Seo Phừ, Trưởng bản rất phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương. Với trách nhiệm của mình, ông Phừ luôn gương mẫu thực hiện và tích cực vận động bà con thực hiện nếp sống văn hóa. “Khoảng chục năm về trước, Nà Phung vẫn tồn tại nhiều hủ tục, đời sống người dân bữa đói bữa no, trẻ đến tuổi đi học nhưng không ra lớp. Nay câu chuyện đó đã thành dĩ vãng, Nà Phung có 100% trẻ đến tuổi đi học được đến trường, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy, tình trạng tảo hôn, thách cưới, tổ chức đám cưới nhiều ngày không còn; người dân chủ động làm chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm xa nhà, giữ vệ sinh môi trường...

Ông Phừ (thứ 2 từ phải sang) tuyên truyền người dân xây dựng đời sống văn hóa.

Thế hệ trẻ của Lào Cai hôm nay cũng có nhiều tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no trên mảnh đất quê hương. Trong số đó có anh Hoàng Văn Thìn ở thôn Pắc Sung 2, xã Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn). Anh đã tạo dựng cho gia đình một mô hình kinh tế tổng hợp có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, anh Thìn trở về quê hương lập nghiệp. Anh đầu tư xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp. Sau những tháng năm miệt mài học hỏi, lao động, sản xuất, gia đình anh đã có 3.000 con ếch thương phẩm, 3 ao nuôi cá, 4 con lợn nái, gần 30 con lợn thịt và 3 ha rừng trồng. Anh còn mở dịch vụ xay xát, bán hàng tạp hóa phục vụ bà con trong thôn...

Những thành tựu quan trọng

Với khát vọng vươn lên, phát triển nhanh và bền vững, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn phát huy vai trò, quyết liệt đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Vốn thuộc 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, đến nay, Lào Cai đã đứng trong TOP đầu của vùng Tây Bắc và Trung du, miền núi phía Bắc. Giai đoạn 1991 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh liên tục duy trì ở mức cao, bình quân khoảng 10%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp và ngày càng đồng bộ. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, 100% xã và 98% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm (trong đó 80% đường tới các thôn được cứng hóa); 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 97% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 95% hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 61/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới… Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 54,8% (1991) xuống còn 8,46%. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Lào Cai luôn được xếp thứ hạng cao trong cả nước. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, thực hiện toàn diện, đồng bộ. Đến nay, toàn tỉnh có gần 50.000 đảng viên, 100% thôn, bản có chi bộ độc lập. Quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc, đối ngoại ngày càng rộng mở và đi vào chiều sâu…

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn tự hào về chặng đường đã đi qua và không ngừng nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, tiếp tục phấn đấu là tỉnh phát triển của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

Khát vọng xây dựng Lào Cai phát triển (baolaocai.vn)

Theo Thu Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...