Mường Bo vững bước dưới cờ Đảng -Bài cuối: Hành trình “về đích” nông thôn mới

Sau khi được sáp nhập 2 xã Thanh Phú và Suối Thầu thành xã Mường Bo theo Nghị quyết 767 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kinh tế - xã hội của xã mới gặp rất nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm, trình độ nhận thức của người dân không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 16%; thu nhập bình quân đạt 30,5 triệu đồng/người/năm. Xã mới đạt 10 tiêu chí nông thôn mới.

>>>Bài 1: Mường Bo - ký ức hào hùng

Đồng chí Hoàng Văn Phang, Bí thư Đảng ủy xã Mường Bo cho biết: Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng trên cơ sở xã Thanh Phú cũ vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Mường Bo đoàn kết một lòng, tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp, đồng thời tranh thủ, tận dụng tối đa nguồn lực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân để xây dựng Mường Bo phát triển.

Phát triển cây ăn quả tại Mường Bo.

Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội đã vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới. Ban Tuyên vận xã và 9 tổ tuyên vận thôn được thành lập, hoạt động bài bản, góp phần tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hưởng ứng các chương trình của địa phương. Nhờ đó, các phong trào thi đua diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút được đông đảo tổ chức, cá nhân và người dân tham gia. Thông qua tuyên truyền, vận động đã làm thay đổi căn bản cách nghĩ, cách làm của đồng bào các dân tộc địa phương. Người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình, phấn khởi, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, đất, hoa màu và nhiều hiện vật có giá trị để xây dựng nông thôn mới.

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã đã thực hiện tốt phương châm ưu tiên xây dựng các công trình thiết thực phục vụ đời sống người dân như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... Đến nay, hạ tầng cơ sở của xã Mường Bo đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Điều đó được thể hiện ở kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Xã đã cứng hóa được gần 30 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa hơn 62 km kênh mương; gần 400 ha đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động; 9/9 thôn được đầu tư điện lưới; 6/6 trường học và trạm y tế đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia; xã xây dựng mới 1 nhà văn hóa trung tâm, 1 khu thể thao và 4/9 nhà văn hóa thôn; trên địa bàn xã không còn nhà tạm, dột nát, 85% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn. Xã Mường Bo cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và đạt chuẩn quốc gia về y tế. Vệ sinh môi trường được đảm bảo. An ninh, trật tự xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững…

Xã Mường Bo xác định xây dựng nông thôn mới phải gắn với phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã chỉ đạo người dân áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn những loại cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng. Đến nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng phát huy lợi thế của địa phương. Người dân trong xã mạnh dạn thay đổi tư duy, cách làm trong sản xuất nông nghiệp như trồng rau chuyên canh, cấy lúa nếp Mường Bo, trồng nấm, mộc nhĩ... theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 36,21 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,73%.

Hơn 70 năm đã qua kể từ ngày Sa Pa được giải phóng, cánh đồng lúa Mường Bo - nơi chứng kiến sự ra đời của đội quân du kích năm nào - giờ đã khác xưa nhiều. Người dân không chỉ cấy 1 vụ lúa nếp Mường Bo truyền thống mà còn thực hiện thêm các dự án trồng rau, khoai tây thâm canh tăng vụ. Không chỉ sản xuất nông nghiệp, người dân Mường Bo còn biết làm du lịch. Những homestay độc đáo với bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn đã và đang thu hút khách du lịch đến Mường Bo ngày càng nhiều hơn.

Với những nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân địa phương, chưa đầy 1 năm, xã Mường Bo đã đạt thêm 9 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Đánh giá về quá trình xây dựng nông thôn mới ở Mường Bo, đồng chí Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thị xã Sa Pa cho biết: Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", cùng với sự chỉ đạo sát sao của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sa Pa, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị kết nghĩa, các doanh nghiệp, đồng thời phát huy truyền thống cách mạng, xã Mường Bo đã có những định hướng, quyết sách đúng, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, đoàn kết, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đến Mường Bo những ngày này, ai cũng cảm nhận được sự đổi thay của vùng quê cách mạng. Chương trình xây dựng nông thôn mới giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc trong xã sẽ tiếp tục đoàn kết, đồng lòng hưởng ứng, tham gia các hoạt động cộng đồng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh…

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...