Bảo Thắng: Giao khoán cho dân quản lý, bảo vệ để giữ rừng bền vững

Giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ, sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tại huyện Bảo Thắng, việc thực hiện chính sách này đã đáp ứng nguyện vọng của người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Giữa trưa nắng tháng 7, ông chủ rừng Trần Văn Hải đưa chúng tôi vào thăm khu rừng già thuộc địa phận thôn Phú Sơn, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) nơi gia đình ông nhận chăm sóc, bảo vệ. Ánh nắng chói chang của ngày hè cũng chẳng thế xuyên qua tầng tầng, lớp lớp cây rừng cổ thụ. Ngay ven đường là những cây de thân 2 người ôm không xuể. Sau một hồi đi bộ, chúng tôi dừng nghỉ ở một gốc cây cổ thụ, nhắm mắt lại và lắng tai nghe âm thanh của núi rừng khiến mệt nhọc tan biến. Ông Hải bảo, đây mới là cửa rừng, đi hết cánh rừng này phải mất vài ngày!

Nếu những người làm công tác bảo vệ rừng ở địa phương đã từng lo lắng về việc mở đường tới đâu thì nguy cơ mất rừng tới đó thì giờ chúng tôi có thể lấy ví dụ ở thôn Phú Sơn để tranh luận, bởi những con đường mới đang góp phần đem màu xanh trở lại trên những triền núi trơ trọi. Ở đoạn cuối của tuyến đường bê tông nơi chúng tôi đang đứng là cánh rừng nguyên sinh với ngàn vạn cây cổ thụ, còn từ khu vực giáp ranh giữa 2 loại rừng xuống chân núi là hàng trăm ha quế được người dân trồng suốt những năm qua, chỉ vài năm nữa, khi rừng quế khép tán, cả triền núi sẽ là một màu xanh thẳm.

Cán bộ kiểm lâm (Hạt Kiểm lâm Bảo Thắng) phụ trách địa bàn xã Phú Nhuận trao đổi với hộ nhận khoán bảo vệ rừng.   (ảnh chụp trước ngày 27/4).

Để có những cánh rừng xanh ấy, phải trở lại năm 2015, thời điểm Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng tham mưu cho UBND huyện giao rừng, cho thuê rừng đối với các hộ tại thôn Phú Sơn. Mặc dù chủ trương phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân sống gần rừng nhưng do vướng một số thủ tục pháp lý nên huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo giao rừng rà soát các quy định của pháp luật có liên quan; căn cứ quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các cơ quan chuyên môn kiểm tra, thẩm định phương án giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình. Sau khi hoàn thiện cơ sở pháp lý, năm 2018, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện Bảo Thắng quyết định phê duyệt phương án giao rừng, cho thuê rừng cho 7 hộ đối với hơn 183 ha rừng tự nhiên sản xuất. Trong đó, giao hơn 170 ha rừng cho 7 hộ, cá nhân; cho thuê gần 13 ha rừng cho 1 hộ (do vượt hạn mức giao rừng). Cùng với đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ cũng giao khoán bảo vệ một số diện tích rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư thôn Phú Sơn tại tiểu khu 247, thôn Phú Sơn.

Là hộ được giao quản lý đất lâm nghiệp và chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất xã Phú Nhuận, để có những vạt quế xanh tốt như hôm nay, suốt những năm qua, ông Trần Văn Hải đã đổ vào đây biết bao mồ hôi, công sức, tiền của. Ông Hải chia sẻ: Khi biết tôi có ý định nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng theo chủ trương của huyện, ngay cả người thân trong gia đình cũng can ngăn, bảo tôi đã gần 60 tuổi rồi còn lên rừng vất vả làm gì. Nhưng tôi lại nghĩ khác, được sống giữa rừng, nghe tiếng suối reo, tiếng chim hót, giúp tâm trí tôi thảnh thơi hơn.

Ông Hải bảo, rừng cho mình cuộc sống như ngày nay, mình cũng nợ rừng nhiều nên giờ là thời gian bù đắp cho những cánh rừng thêm xanh. Hơn 3 năm qua, ông bỏ hẳn căn nhà khang trang ở trung tâm xã Phú Nhuận để lên rừng ở cùng những người dân mà ông thuê cùng trồng và bảo vệ rừng.

Anh Trần Văn Hùng, cán bộ kiểm lâm Hạt Kiểm lâm Bảo Thắng phụ trách địa bàn xã Phú Nhuận cho biết: Căn nhà của ông Hải dựng giữa khoảng đồi đầu tuyến đường vào rừng như một trạm kiểm lâm ở cửa rừng. Từ ngày giao một phần diện tích rừng cho các hộ trồng, chăm sóc, bảo vệ, cán bộ kiểm lâm đỡ vất vả hơn. Cũng từ khi biết ông Hải và các hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ khu rừng tự nhiên của xã, người dân trên địa bàn xã đã dừng ý định đến khai thác lâm sản trái phép.

Sau khi nhận khoán diện tích đất rừng, người dân thôn Phú Sơn, xã Phú Nhuận đã trồng quế để phủ xanh đồi núi.

Ông Nguyễn Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận thông tin: Hiện 100% diện tích đất lâm nghiệp của xã đã được phủ xanh. Người dân được giao đất trồng rừng sau khi khai thác rừng đều có ý thức trồng lại nên không có đất trống, đồi trọc. Kinh tế rừng phát triển đã giúp nhiều hộ trong xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Việc thực hiện chủ trương giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn xã góp phần nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ, đa dạng sinh học và sinh kế cho người dân.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Bảo Thắng, qua kiểm tra đối với diện tích rừng tự nhiên sản xuất (hơn 183 ha) đã giao, cho thuê, các hộ đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, rừng sinh trưởng, phát triển tốt. Chủ rừng đã lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đối với toàn bộ diện tích được giao, được thuê. Các hộ đã đầu tư phương tiện, dụng cụ phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

Huyện Bảo Thắng hiện có hơn 38 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng trong quy hoạch là hơn 36 nghìn ha (rừng phòng hộ gần 10 nghìn ha; rừng tự nhiên sản xuất hơn 26 nghìn ha). Riêng diện tích rừng trồng đã thành rừng gần 24 nghìn ha; diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng hơn 2 nghìn ha. Độ che phủ rừng toàn huyện tính đến 31/12/2020 đạt 55,1%. Theo kế hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, Bảo Thắng sẽ tăng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 57%, đến năm 2025 cơ bản diện tích rừng và đất lâm nghiệp có chủ (được giao và cho thuê).

Ông Phạm Văn Tuấn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bảo Thắng cho biết: Nhờ chính sách giao đất lâm nghiệp, giao rừng mà công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa bàn huyện luôn được đảm bảo. Giao đất lâm nghiệp gắn với giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên cho người dân, cùng các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đã tạo sự lan tỏa với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phù hợp với lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

https://baolaocai.vn/bai-viet/346067-bao-thang-giao-khoan-cho-dan-quan-ly-bao-ve-de-giu-rung-ben-vung

Theo Tùng Lâm-Mạnh Dũng/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...