Giá lương thực cơ bản của thế giới giảm 2 tháng liên tiếp

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực cơ bản của thế giới trong tháng 7 đã tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Dầu ô liu trong siêu thị MarJane ở Morocco. (Ảnh: FAO) 

Chỉ số giá lương thực của FAO là một chỉ số đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá của 5 loại thực phẩm chính trên thị trường quốc tế: ngũ cốc, thịt, sữa, dầu thực vật và đường. Theo đó, chỉ số giá các sản phẩm lương thực của FAO niêm yết sụt giảm trong tháng 7 được giải thích là do giá hầu hết các loại ngũ cốc và dầu thực vật cũng như các sản phẩm từ sữa giảm.

Chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 7 thấp hơn 3,0% so với tháng 6 do giá ngô quốc tế giảm, liên quan đến năng suất tốt hơn dự kiến ở Argentina và triển vọng sản xuất tốt hơn ở Mỹ, mặc dù tình hình cây trồng ở Brazil vẫn còn đáng lo ngại.

Giá các loại ngũ cốc thô khác như lúa mạch và lúa miến đã giảm mạnh do nhu cầu nhập khẩu yếu hơn. Tuy nhiên, giá lúa mì đã tăng 1,8% trong tháng 7 lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2014, đặc biệt là do lo ngại về điều kiện thời tiết khô hạn và mùa màng ở Bắc Mỹ.

Ngoài ra, giá gạo quốc tế đã xuống mức thấp nhất trong hai năm do thay đổi tỷ giá hối đoái và doanh số bán hàng chậm lại do chi phí vận chuyển cao và trở ngại về hậu cần.

Chỉ số giá sản phẩm sữa đã giảm 2,8% so với tháng 6, do hoạt động thị trường ở Bắc bán cầu chậm hơn vì kỳ nghỉ hè đang diễn ra. Sữa bột gầy giảm nhiều nhất, tiếp theo là bơ, sữa bột nguyên kem và pho mát.

Đối với dầu thực vật, chỉ số giá chạm mức thấp nhất trong 5 tháng, giảm 1,4% so với tháng 6 do giá dầu đậu nành, hạt cải dầu và hướng dương giảm ảnh hưởng nhiều hơn là bù đắp cho sự gia tăng giá trị của dầu cọ. Tỷ lệ kết hợp dầu diesel sinh học của Argentina giảm đã ảnh hưởng đến giá dầu đậu nành, trong khi giá dầu hạt cải dầu và hướng dương bị ảnh hưởng bởi dự báo nguồn cung kỷ lục cho niên vụ 2021 – 2022.

Ngược lại, chỉ số giá đường FAO tăng 1,7% trong tháng 7 và ghi nhận mức tăng thứ tư hàng tháng. Sự gia tăng này chủ yếu liên quan đến sự ổn định của giá dầu thô cũng như những bất ổn về tác động của các đợt băng giá gần đây đối với sản lượng ở Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, trong khi triển vọng sản xuất tốt ở Ấn Độ đã ngăn cản mức tăng lớn hơn.

Trong khi đó, giá thịt tăng mạnh so với tháng 6, với báo giá thịt gia cầm tăng mạnh nhất do nhập khẩu tăng ở Đông Á và hạn chế mở rộng sản xuất tại một số khu vực ở Đông Á. Giá thịt bò cũng tăng lên, do lượng nhập khẩu cao từ Trung Quốc và nguồn cung thấp hơn ở các khu vực sản xuất chính. Đồng thời, giá thịt lợn giảm do Trung Quốc giảm nhập khẩu./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.