Châu Á dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19

Tính đến sáng 9/8, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 203.415.168 trường hợp, với 4.307.161 ca tử vong. Xét theo khu vực, châu Á là nơi có số ca nhiễm cao nhất với hơn 64 triệu ca nhiễm, tiếp đó là châu Âu với hơn 52 triệu ca.
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại thủ đô Tunis của Tunisia , ngày 8/8/2021. (Ảnh: Xinhua)

Trước sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta, niều nước như Đức, Pháp, Mỹ... đã lên kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường cho người dân từ. Tuy nhiên, trong một thông điệp phát đi vào tuần trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước tạm hoãn kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ 3 để đảm bảo nguồn cung vaccine cho các nước nghèo.

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 9/8 cho thấy, hiện toàn thế giới có 182.720.062 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 16.387.945 ca bệnh đang điều trị thì có 16.289.051 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 98.894 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới. 

Xét theo quy mô khu vực, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 52.436.236 trường hợp, trong đó có 1.142.155 ca tử vong và 47.400.254 ca được điều trị khỏi.

Hiện Bắc Mỹ có 43.661.607 ca nhiễm bệnh, trong đó có 950.021 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 36.543.338 ca nhiễm và 633.116 ca tử vong vì COVID-19.

Mặc dù khoảng 70% dân số trưởng thành của Mỹ đã được tiêm chủng, tuy nhiên số ca nhiễm COVID-19 mới  vẫn tiếp tục tăng nhanh. Số lượng ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng mạnh lên khoảng trung bình 100.000 ca/ngày, tương đương với mức cao của 6 tháng trước.  Trước bối cảnh trên, Mỹ đã và đang dần áp dụng lại một số hạn chế liên quan đến COVID-19, bao gồm việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ngày 8/8,  Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci đã kêu gọi tiến hành tiêm chủng hàng loạt nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 đột biến. Ông Fauci cảnh báo, nếu virus SARS-CoV-2 có điều kiện đột biến, nó có thể tạo ra các biến thể như Delta, có khả năng lây nhiễm cao hơn và lan nhanh hơn nhiều so với biến thể Alpha ban đầu.

Tính đến sáng 9/8, Nam Mỹ có 35.970.235 ca nhiễm COVID-19, với 1.102.425 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 20.165.672 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Hiện châu Á đang là “điểm nóng dịch bệnh trên thế giới”, với 64.153.907 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Trước sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, giới chức thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc cho biết đã hoàn thành xét nghiệm COVID-19 cho toàn thành phố. Việc xét nghiệm cho hơn 11,28 triệu người từ hôm 3/8 đã “cơ bản sàng lọc hoàn toàn” dân số trong thành phố, trừ nhóm trẻ dưới 6 tuổi và các sinh viên đại học đang nghỉ Hè.

Tại Nhật Bản, các số liệu thống kê mới nhất của Ban tổ chức Olympic Tokyo cho thấy kể từ ngày 1/7 đến ngày 8/8, có tổng cộng 430 ca mắc COVID-19 có liên quan tới sự kiện thể thao lớn này, trong đó có 286 ca là công dân Nhật Bản và 144 ca là người nước ngoài. Riêng ngày cuối cùng của Olympic Tokyo 8/8, Ban tổ chức ghi nhận thêm 26 ca dương tính, trong đó không có bất cứ ai trong làng vận động viên Olympic. Để có được kết quả trên, các nhà tổ chức đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt và chưa từng có trong lịch sử Olympic.

Tính đến sáng 5/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 7.075.119 trường hợp, trong đó có 177.815 ca tử vong và 6.170.078 ca bình phục.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), 32 quốc gia châu Phi, tương đương khoảng 58% các quốc gia trên lục địa đen đang trải qua làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ 3, trong khi đó 3 quốc gia khác gồm Algeria, Kenya và Tunisia, thậm chí đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ 4. CDC châu Phi cũng cho biết thêm 24 quốc gia châu Phi cũng đã báo cáo tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình toàn cầu là 2,1%.

Hiện châu Đại Dương có 117.343 trường hợp nhiễm COVID-19, với 1.622 ca tử vong. Fiji hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 36.979 ca, tiếp theo sau là Australia với 36.630 ca./.

 
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.