Độc đáo đũa trúc của người Hà Nhì

Mặc dù không được làm và bán rộng rãi ra thị trường như các đũa gỗ, đũa tre nhưng sản phẩm đũa trúc của người Hà Nhì tại xã Y Tý, huyện Bát Xát thời gian gần đây lại có nhiều người tìm mua.
Bà Ly Gờ Che vót đũa sau khi lựa chọn những cây trúc từ rừng về.

Sản phẩm đũa trúc của người Hà Nhì độc đáo ở chỗ que đũa được làm hoàn toàn từ thân một loại cây trúc nhỏ mọc trong khu rừng già của xã Y Tý, thân tròn và có độ dài đốt rất đều.

Bà Ly Gờ Che ở thôn Mò Phú Chải, xã Y Tý năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng tay vẫn thoăn thoắt vót những mảnh cây trúc để làm đũa. Bà Che tâm sự: Hiện nay không còn nhiều người làm đũa Hà Nhì bởi đã có những loại đũa bán sẵn và đẹp, nhưng người lớn tuổi như tôi vẫn muốn giữ nghề này. Để có được đôi đũa đẹp thì người làm phải đi vào rừng và dựa theo kinh nghiệm của mình chọn đúng loại cây trúc có độ già phù hợp lấy về làm đũa. Sau khi chọn trúc, vót thành đũa, người làm sẽ cho đũa vào nồi luộc rồi hong khô, bó lại thành từng bó và treo lên gác bếp để đũa không bị mốc, mọt, có được độ cứng…

Trước đây, người Hà Nhì chỉ làm đũa bán cho người quen sử dụng, nhưng từ năm 2020, sau khi đem ra chợ bán lại có nhiều người ở thành phố hoặc khách du lịch mua về dùng và còn đặt hàng mua với số lượng lớn, tạo cơ hội cho người làm đũa ở vùng cao Y Tý có thêm thu nhập. “Năm 2020, nhờ bán đũa trúc mà tôi có khoản thu nhập khá. Bây giờ tôi vẫn tiếp tục làm nghề này”, bà Ly Gờ Che khoe.

Anh Phu Xe Mờ ở thôn Mò Phú Chải cho biết, gần đây, đũa trúc được nhiều người chọn mua bởi sản phẩm được người dân làm thủ công, không ngâm tẩm hóa chất. Mỗi bó đũa trúc Hà Nhì thường có 9 đôi được bán với giá 50 nghìn đồng. Nhờ sự đặc biệt là sản phẩm sạch, nghề làm đũa Hà Nhì đang đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc.

http://baolaocai.vn/bai-viet/211705-doc-dao-dua-truc-cua-nguoi-ha-nhi

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...