Yếu tố quyết định thành công

Tại các cuộc họp, buổi làm việc giữa Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy với các huyện ủy, thành ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc; các sở, ngành, đoàn thể, nội dung luôn được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong nhắc đến là đổi mới trong công tác lãnh đạo.

Việc đổi mới lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ vừa qua phải kể đến hoạt động đối thoại trực tiếp hoặc làm việc tại cơ sở, qua đó, thông tin 2 chiều, phản hồi từ đảng viên và người dân không những giúp cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đề ra những chủ trương đúng, chỉ đạo phù hợp mà còn tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Lãnh đạo đảng ủy xã Hòa Mạc (Văn Bàn) bám cơ sở, lắng nghe ý kiến Nhân dân.

Ví dụ thực tế ở huyện Văn Bàn, sau khi tham dự buổi đối thoại trực tiếp với Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, ông Lê Văn Quý ở tổ 2, thị trấn Khánh Yên rất hài lòng về những kiến nghị, thắc mắc của người dân đã được trả lời thỏa đáng. Theo ông Quý, trong lãnh đạo, các cấp ủy đảng cơ sở tùy điều kiện thực tế địa phương có cách làm phù hợp, giúp các chủ trương, chính sách được triển khai và kiểm nghiệm trong thực tế, góp phần tạo nên sức mạnh của tổ chức đảng, khơi dậy tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên, củng cố niềm tin trong các tầng lớp Nhân dân.

Cùng với tăng cường tiếp xúc, đối thoại, Tỉnh ủy xác định công tác tuyên truyền, vận động phải đi trước một bước. Đáp ứng yêu cầu này, Đề án số 17 về “Tiếp tục đổi mới công tác tư tưởng chính trị, tuyên truyền, vận động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020” được ban hành. Trong 5 năm qua, Tỉnh ủy đã tổ chức 15 hội nghị; các huyện, thị xã, thành phố, ngành, đơn vị đã tổ chức hơn 2.000 hội nghị quán triệt nghị quyết, thu hút gần 150.000 lượt cán bộ, đảng viên tham gia. Điểm nhấn trong nội dung này phải kể đến cách làm sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Để tạo sức lan tỏa, Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 28 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn thực hiện Chỉ thị 05 với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kết quả nổi bật là giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh ghi danh 948 mô hình mới, tập thể điển hình và 1.744 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác.

Hướng dẫn thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND xã Liêm Phú (Văn Bàn).

Năm 2016, toàn tỉnh mới có 9 mô hình “dân vận khéo”, đến nay con số này đã tăng lên gần 3.000 ở các lĩnh vực. Bằng sự kết hợp đồng bộ trong công tác tuyên truyền, vận động của các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể, các cơ quan thông tin, tuyên truyền, những nội dung cần phổ biến được đưa đến người dân nhanh chóng, chính xác, có phản hồi từ cơ sở. Người dân từ chỗ thụ động đón nhận thông tin nay đã được tham gia, nói lên tiếng nói của chính mình.

Song song với đó, công tác giám sát, phản biện xã hội cũng được Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo thông qua việc triển khai Đề án số 15 về phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Lào Cai. Việc thực hiện đề án được minh chứng rõ nét với nhiều ví dụ cụ thể ở cơ sở. Nhà văn hóa tổ dân phố số 2, thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng) vừa hoàn thành sửa chữa, nâng cấp bằng nguồn xã hội hóa. Kinh phí sửa chữa, mua sắm các trang - thiết bị dù nhỏ nhất cũng đều được công khai trên bảng chi tiêu để người dân nắm rõ. Cách làm này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với bà con, mà còn cho thấy chi ủy, tổ dân phố, ban công tác mặt trận khu dân cư đã có sự giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch. Bà Đặng Thị Muộn ở khu phố số 2, thị trấn Phố Lu cho biết: Trước khi vận động xã hội hóa, chi bộ, tổ dân phố và ban công tác mặt trận khu dân cư đều tổ chức họp dân, sau khi người dân đồng thuận mới triển khai, quá trình thực hiện, mọi kinh phí liên quan đến thu, chi đều công khai để người dân cùng giám sát.

Thực hiện Đề án số 15 của Tỉnh ủy, các nội dung phối hợp giám sát được triển khai hiệu quả, trọng tâm là giám sát đối với những lĩnh vực, vấn đề được dư luận xã hội, người dân quan tâm, như triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; quy hoạch, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ý kiến, kiến nghị của công dân. Giai đoạn 2016 - 2020, MTTQ Việt Nam các cấp đã thực hiện 195 cuộc giám sát, 42 hội nghị phản biện xã hội; MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã tiến hành 335 hội nghị tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân; cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp tổ chức gần 2.000 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân.

Điểm nổi bật về thực hiện đổi mới của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp còn phải kể đến việc xây dựng bộ máy, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở theo hướng vì Nhân dân phục vụ, trong đó cải cách hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Theo báo cáo đánh giá của Tỉnh ủy, giai đoạn 2015 - 2020, công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt, đồng bộ ở cả cấp tỉnh, huyện và cơ sở, đạt nhiều kết quả: Các cơ quan khối nhà nước cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết 720 thủ tục hành chính; cắt giảm hơn 135.000 lượt hồ sơ, tiết kiệm hơn 70 tỷ đồng; 100% thủ tục hành chính được công bố đã đăng tải trên cổng dịch vụ hành chính công của tỉnh. Tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn đạt gần 97%...

Đẩy mạnh đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở đã tạo sự chuyển động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đây là nền tảng để Đảng bộ tỉnh khóa XVI hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

 

http://baolaocai.vn/bai-viet/210516-yeu-to-quyet-dinh-thanh-cong

Theo Thu Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...