Thêm nguồn sáng trên sông Chảy

Là bậc thang thủy điện cuối cùng trên sông Chảy thuộc địa phận Lào Cai, sau khi hoàn thành, thủy điện Phúc Long không chỉ đóng góp nguồn sáng vào lưới điện quốc gia mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Những ngày nước rút

Kỹ sư Phạm Trung Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long kiêm Trưởng Ban Quản lý dự án đưa chúng tôi tham quan một vòng công trường rồi dừng lại ở khu vực đang lắp đặt 2 tua bin - đây được coi là trái tim của nhà máy. Thật ngạc nhiên khi hạng mục này đang được các chuyên gia, kỹ sư Việt Nam lắp đặt. Điều này thực sự đáng quý bởi những phần việc như thế này ở hầu hết các nhà máy trên địa bàn tỉnh do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm. Cũng vì chưa làm chủ được công nghệ nên khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh dù đã thi công xong phần xây dựng vẫn phải nằm chờ do thiếu chuyên gia nước ngoài, không ít dự án hàng trăm tỷ đồng bị chậm tiến độ.

Thi công nước rút để phát điện đúng tiến độ.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên việc thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của Dự án Nhà máy Thủy điện Phúc Long bị giãn tiến độ. Dự án chậm đưa vào vận hành ngày nào là thiệt hại kinh tế ngày ấy. Vì vậy, bước sang năm 2021, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều quyết tâm không để lỡ hẹn thêm lần nữa.

Anh Tuyến cho biết: Từ mùng 6 tết Nguyên đán Tân Sửu, các nhà thầu lắp đặt thiết bị đã ra quân, huy động nhân lực, phương tiện khẩn trương thi công để bù đắp khoảng thời gian bị chậm, phấn đấu chạy thử và phát điện hòa lưới điện quốc gia tổ máy số 1 vào ngày 20/4/2021 và tổ máy số 2 vào tháng 5/2021.

Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục quan trọng như phần thi công xây dựng nhà máy, trạm biến áp, kênh xả… Hơn 1 năm qua, nhà máy được xây dựng với tiến độ “thần tốc”. Trên công trường duy trì hàng trăm lao động. Cùng thời điểm này năm trước, lòng sông vẫn còn ngổn ngang máy móc đào đắp nhưng đến nay đã hình thành một con đập sừng sững vắt ngang sông Chảy. Trước mùa lũ năm nay, dự án sẽ tiến hành ngăn đập dâng nước và sau đó chính thức vận hành. Anh Phạm Trung Tuyến cho biết: Quá trình thi công nhà máy gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là địa chất khu vực thi công thân đập rất phức tạp nên chúng tôi đã chỉ đạo nhà thầu áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để thi công.

Song song với việc thi công xây lắp, Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long cũng cử công nhân đi đào tạo sẵn sàng vận hành nhà máy. Trong tuyển dụng, công ty ưu tiên chọn con em người địa phương, qua đó tạo sự gắn kết giữa đơn vị và địa phương cũng như hoạt động ổn định của nhà máy.

Tương lai đổi thay vùng đất ven sông

Dự án Thủy điện Phúc Long thuộc địa phận 2 xã Phúc Khánh và Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, gồm 2 tổ máy có công suất 22MW, được áp dụng công nghệ nhà máy thủy điện cột nước thấp, tổng mức đầu tư 757 tỷ đồng. Dự án sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 82,3 triệu kWh mỗi năm. Không chỉ đóng góp cho ngân sách địa phương, dự án còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam huyện Bảo Yên. Đơn cử, khu vực xây dựng đập nhà máy, từ hơn 1 năm qua, khi công trình được khởi động với sự xuất hiện của hàng trăm công nhân thì nơi đây nhộn nhịp như một thị tứ.

Trong tương lai, khi thủy điện dâng nước lên cao trình thiết kế, dòng sông hung dữ, nhiều thác ghềnh trước kia sẽ được thuần hóa trở thành một vùng hồ rộng lớn với chiều dài theo lòng sông gần hai chục cây số. Vùng hạ du sông Chảy thuộc các xã Việt Tiến, Phúc Khánh sẽ không còn lo lũ dữ như bao năm qua.

Trên thượng nguồn, nước sông dâng lên sẽ khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu ven sông bị ảnh hưởng, không thể canh tác nhưng đó cũng là cơ hội để người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hiện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên đang phối hợp với chính quyền các địa phương vùng hồ tìm vị trí phù hợp để hỗ trợ người dân nuôi cá lồng. Ở khu vực Xuân Thượng và thị trấn Phố Ràng, khi hồ thủy điện hình thành còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trong quy hoạch đô thị trung tâm Phố Ràng, huyện Bảo Yên cũng đang điều chỉnh, mở rộng đô thị ở cả 2 bên bờ sông, đưa dòng sông Chảy vào lõi đô thị, biến đô thị Phố Ràng trở thành đô thị ven sông.

Kỹ sư Phạm Trung Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long kiêm Trưởng Ban Quản lý dự án cho biết: Khi thực hiện dự án, chúng tôi đã được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân tạo mọi điều kiện thuận lợi để công trình hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy, sau khi thủy điện đi vào vận hành, bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty xác định sẽ luôn đồng hành với địa phương trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và coi đó là phương châm để công ty hoạt động bền vững.      

 

http://baolaocai.vn/bai-viet/210247-them-nguon-sang-tren-song-chay 

Theo Mạnh Dũng/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...