Bầu chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước

Sáng 7/4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 Nghị quyết bầu chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
 
Nghị quyết bầu các ông Nguyễn Đắc Vinh, Lê Quang Huy, Vũ Hải Hà được thông qua với 463/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành - Ảnh: VGP/Nhật Nam
Theo Nghị quyết được thông qua, Quốc hội bầu ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên-Nhi đồng.

Ông Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Ông Vũ Hải Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại.

Nghị quyết bầu các ông Nguyễn Đắc Vinh, Lê Quang Huy, Vũ Hải Hà được thông qua với 463/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với 465/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

 

Ông Bùi Văn Cường giữ chức Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với 465/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước với 462/462 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Quốc hội tiến hành bầu chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang đã trình bày các dự thảo Nghị quyết về việc bầu chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Trước đó, chiều 6/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với 91,88% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Ông Trần Sỹ Thanh giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước với 462/462 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Theo đó, 5 nhân sự được bầu ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Ông Bùi Văn Cường sinh năm 1965, quê ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV. Tháng 7/2019, ông Bùi Văn Cường được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk từ đó đến nay.

Bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1967, quê ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII và là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV. Tháng 8/2003, bà giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình và được điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Ban Công tác đại biểu vào tháng 3/2020.

Ông Nguyễn Đắc Vinh sinh năm 1972, quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV. Tháng 4/2016 đến 12/2019, Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Đắc Vinh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và điều động ông làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào cuối năm 2019.

Ông Vũ Hải Hà sinh năm 1969, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và là đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV. Tháng 7/2011, ông là Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban từ 11/2013.

Ông Lê Quang Huy sinh năm 1966, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; đại biểu Quốc hội 3 khóa XII, XIII, XIV. Ông được luân chuyển giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An từ 3/2014. Cuối năm 2017, ông Lê Quang Huy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

http://baochinhphu.vn/Nhan-su/Bau-chu-nhiem-mot-so-uy-ban-cua-Quoc-hoi-Tong-Thu-ky-Quoc-hoi-Tong-Kiem-toan-Nha-nuoc/427889.vgp

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.